Dị vật trong tai ở trẻ: Làm sao phát hiện và xử lý?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Hiện tượng bị dị vật trong tai ở trẻ nhỏ rất phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là khi vui chơi với các món đồ có chi tiết nhỏ, các bé hiếu kì và bỏ vào lỗ tai. Liệu người lớn cần làm gì để phát hiện và xử lý? Tìm hiểu Dị vật trong tai ở trẻ: Làm sao phát hiện và xử lý? để có câu trả lời nhá.

DỊ VẬT TRONG TAI: LÀM SAO ĐỂ PHÁT HIỆN Ở TRẺ?

Dị vật trong tai là gì?

Ống tai là ống nối từ màng nhĩ ra bên ngoài, gồm ống tai ngoài và ống tai xương. Ống giúp hứng âm thanh truyền đến màng nhĩ rung động, giúp con người cảm nhận được âm thanh.

Dị vật tai hay dị vật trong tai được hiểu là có vật lạ bị mắc kẹt lại trong ống tai. Các dị vật trong tai trẻ có thể là côn trùng, đồ chơi có chi tiết nhỏ bé, hoặc thực phẩm (đậu, hạt,...)... Do trẻ ham chơi, hoặc hiếu kì nên để các vật ấy vào tai.

Ống tai thường rất hẹp, và gần màng nhĩ nên phần niêm mạc ở bộ phận này rất nhạy cảm. Vì vậy, việc lấy dị vật ra thường khó khăn. Vị trí dị vật mắc lại ở ống tai tạm thời không gây nguy hiểm gì. Tuy nhiên, nếu hoảng loạn hoặc kĩ thuật lấy ra không đúng cách sẽ khiến vật rơi sâu vào tai hơn, gây tổn hại đến tai.

Dị vật trong tai là do đâu?

Nguyên nhân là do đâu?

Tìm hiểu sâu hơn về lí do khiến vật lạ rơi vào tai, có thể liệt kê các trường hợp sau:

+ Trẻ nhỏ chơi đồ chơi và nhét vật lạ vào trong tai, tạo tiếng ù là lạ trong tai (thường là các hạt nhỏ, đồ chơi nhỏ bằng nhựa).

+ Phần bông gòn bị sót lại, sau khi lấy ráy tai với bông ngoáy tai.

+ Côn trùng nhỏ (kiến, muỗi, gián...) chui vào ống tai. Tuy hi hữu nhưng vẫn xảy ra, phổ biến ở những bệnh nhân trên 10 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết ở trẻ khi có dị vật trong tai là gì?

+ Ù tai, nghe không rõ, thính lực giảm hoặc mất.

+ Đau tai nếu dị vật gây tổn thương tai hoặc màng nhĩ hay gây nhiễm trùng.

+ Nghe ù hoặc cảm giác nhột nếu có một con côn trùng chui vào ống tai.

+ Da bị đỏ, ngứa hoặc chảy máu trong tai.

+ Chóng mặt.

Các trường hợp cần nhập viện ngay

+ Dị vật có cạnh sắc như mảnh vỡ thủy tinh, kim loại...

+ Dị vật mắc kẹt có khả năng gây tổn thương màng nhĩ.

+ Dị vật gây tổn thương tiền đình (gây rung giật nhãn cầu, nôn ói, chóng mặt. ).

+ Dị vật mắc kẹt gây chảy máu tai.

+ Đau tai vô cùng khó chịu, đau dữ dội.

+ Trẻ không chịu hợp tác.

DỊ VẬT TRONG TAI: LÀM SAO ĐỂ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ?

Chẩn đoán tình trạng dị vật ở trong tai

Chuyên khoa sẽ thực hiện các kiểm tra sau:

+ Quan sát ngoài tai, xem có biểu hiện đặc biệt vùng tai ngoài không.

+ Dùng kiếng soi tai (là ống kính lúp sáng) để soi sâu trong ống tai, nhằm kiểm tra tình trạng màng nhĩ và vật lạ.

+ Xác định vùng tổn thương, nhiễm trùng ở ống tai.

Các kĩ thuật lấy dị vật trong tai hiện nay

Đầu tiên cần xác định vật lạ trong tai là loại nào: đồ chơi, côn trùng (sống hay chết), vật nhỏ, hạt,... Từ đó chuyên gia sẽ áp dụng kĩ thuật phù hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng vật dụng nhỏ khác như tăm bông. Vì điều này rất dễ khiến vật lạ đi sâu hơn vào trong tai.

Nếu quan sát được rõ vật lạ trong tai, người khéo léo có thể dùng nhíp để gắp ra, loại bỏ nguy hiểm. Chú ý công cụ cần được sát trùng trước khi đưa vào tai gắp vật ra.

Sau đây là các nguyên tắc cụ thể để thực hiện đối với từng loại dị vật trong tai:

Dị vật trong tai là côn trùng còn sống nhưng không chịu ra

Dị vật là côn trùng còn sống nhưng không chịu ra

+ Tắt hết đèn.

+ Dụ trẻ đi vào chỗ tối và dùng đèn pin soi vào bên tai đau, côn trùng thấy sáng sẽ bay ra.

+ Hoặc nhỏ nước oxy già hoặc nước ấm vào tai, chờ cho côn trùng không động đậy thì nghiêng bên tai đau, côn trùng sẽ theo nước trôi ra.

Dị vật là đồ chơi

+ Cho trẻ nghiêng đầu về phía bên tai bị đau.

+ Dùng 1 ống nhựa có đường kính gần bằng với lỗ tai

+ Đặt sát vào bên tai đau rồi dùng miệng hút ra. Lưu ý: cần có tấm lưới để ngăn lại, tránh món đồ chơi bị hút vào họng của người hút.

+ Hoặc dùng nhíp nhẹ nhàng gắp ra nếu dị vật mắc kẹt ở chỗ nông. Cẩn thận khi áp dụng, tránh đẩy dị vật vào sâu trong tai).

Nếu những cách trên không hút dị vật trong tai ra được thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để xử lý.

Dị vật trong tai là côn trùng sống bị mắc kẹt

+ Làm chết côn trùng trước bằng cách nhỏ dầu thực vật, oxy già hoặc nước ấm vào tai để gây ngạt côn trùng.

+ Nghiêng tai để côn trùng trôi ra cùng dòng nước.

+ Hoặc cân nhắc dùng kính soi kết hợp dụng cụ vi phẫu tai để lấy dị vật trong tai ra.

Các loại dị vật khác (vật nhỏ, tăm bông...)

+ Dùng ống tiêm đẩy Natriclorua 0,9% bơm vào ống tai đẩy dị vật ra.

+ Hoặc dùng kẹp, nhíp để cẩn thận gắp hết dị vật ra (nếu quan sát thấy rõ dị vật).

Lưu ý:

+ Chuyên khoa sẽ gây mê nội khí quản cho trẻ khi cần thiết.

+ Tùy trường hợp, chuyên gia cân nhắc gây mê toàn thân trẻ để lấy dị vật trong tai

+ Sau thủ thuật, trẻ có thể cần dùng thuốc giảm đau có chất Paracetamol. Nếu thấy có hiện tượng nhiễm khuẩn ống tai ngoài thì chuyên gia có thể chỉ định dùng kháng sinh cần thiết.

Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu hi vọng bài viết Dị vật trong tai ở trẻ: Làm sao phát hiện và xử lý? sẽ giúp người bệnh hiểu rõ vấn đề để xử lý tình huống cho trẻ tốt hơn. Nếu có bất kì điều gì cần trò chuyện, trao đổi, tư vấn từ phía chúng tôi. Hãy liên hệ ngay qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342