Hai dấu hiệu cho thấy cần khám ù tai ngay lập tức
Ù tai là hiện tượng tai có tiếng u u, vô cùng khó chịu. Nguyên nhân có thể do nước chảy vào ống tai, hoặc viêm nhiễm gây giảm thính lực. Tình trạng ù tai đang ngày càng phổ biến, Vậy khi nào cần đi khám? Đọc ngay Hai dấu hiệu cho thấy cần khám ù tai ngay lập tức để có câu trả lời nhá!
TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG Ù TAI
Tình trạng ù tai xuất hiện khi cảm thấy có tiếng ồn hay tiếng kêu u u trong ống tai. Ảnh hưởng rõ nét của hiện tượng này là giảm thính lực, nghe không rõ. Thậm chí, người bị ù tai phải đeo máy trợ thính, tăng âm lượng điện thoại hay tivi. Vậy do đâu mà bị ù tai?
Nguyên nhân gây tình trạng ù tai
+ Bị tổn thương những đầu dây thần kinh thính giác ở trong tai.
+ Hệ quả của việc lạm dụng rượu, thuốc lá.
+ Do lão hóa: đặc biệt người già trên 60 tuổi, hệ thống thính giác bị yếu chức năng thính lực.
+ Do ảnh hưởng của áp lực âm thanh quá lớn, bất ngờ và kéo dài.
+ Tai có dịch do nhiễm trùng.
+ Các bệnh liên quan đến hệ thống mạch máu như phình động mạch, tăng huyết áp vùng thần kinh, thoái hóa đốt sống cổ.
+ Sự rối loạn chuyển hóa gây xốp xơ tai cứng khớp hệ thống xương con. Khiến cho hệ thống này không rung động, cản trở sự dẫn truyền âm thanh.
+ Mắc hội chứng Meniere.
+ Do bị viêm xoang, viêm họng, đặc biệt bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng làm tắc vòi nhĩ.
+ Tai bị nhiễm độc do dùng một số thuốc gây ảnh hưởng không tốt cho tai như aspirin, gentamycin...
Dấu hiệu nhận biết bị ù tai
+ Trong tai có tiếng kêu như gió thổi, tiếng ve kêu, tiếng huýt sáo, ...có thể bị ù một trong hai bên, hoặc cả hai.
+ Tình trạng ù tai có thể từng lúc hoặc liên tục.
+ Cảm nhận rõ bị ù tai đặc biệt lúc về đêm hoặc những lúc yên tĩnh.
+ Đi kèm theo chứng ù tai là dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
Nếu có những dấu hiệu trên, người bệnh cần cân nhắc đến khám ù tai ở các địa chỉ uy tín, đáng tin cậy, đúng chuyên khoa. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham khảo thêm các biện pháp dưới đây để giảm bớt tình trạng ù tai.
Các biện pháp tránh ù tai hiệu quả
+ Khi dùng gạc bông làm sạch ráy tai, gạc có thể khiến ráy tai cọ xát vào màng nhĩ, gây ù tai.
+ Khi vào cơ quan làm việc, nên mang nút bịt tai hoặc mũ che tai. Để tránh các âm thanh như đóng cửa lớn, âm thanh loa to,...
+ Khi phải ở trong môi trường có tiếng ồn lớn và kéo dài, bạn cần mang đồ bảo vệ tai để làm giảm âm lượng tiếng ồn.
+ Không lạm dụng tai nghe. Không nên bật quá to hay nghe trong thời gian dài.
+ Không lạm dùng rượu, thuốc lá, tránh tiếp xúc thụ động với khói thuốc. Bởi các chất kích thích này sẽ làm giảm lưu thông máu đến cấu trúc tai cũng là nguyên nhân gây ù tai.
+ Theo thống kê, tỷ lệ đối tượng béo phì mắc chứng ù tai thường cao hơn. Vì nguy cơ dễ mắc bệnh huyết áp cao, nên dễ khiến tai nhạy cảm hơn với tiếng ồn. Do đó, đối tượng này cần duy trì đều độ chế độ luyện tập thể dục thường xuyên; duy trì trọng lượng cơ thể để làm tăng lưu thông máu đến các cấu trúc tai.
+ Luôn giữ tâm trạng thật thoải mái, tránh áp lực, lo âu.
HAI DẤU HIỆU CHO THẤY CẦN KHÁM Ù TAI NGAY LẬP TỨC
Dấu hiệu 1: thấy u u, i i trong tai
Khi bản thân nghe thấy tiếng u u, i i trong tai, có cảm giác đầy, bị bít màng nhĩ, có nước trong tai. Dấu hiệu kèm theo có thể là chóng mặt, mất thăng bằng... Người bệnh cần lập tức đi khám tai ngay tại các cơ sở y tế chuyên ngành tai mũi họng trên địa bàn..
Theo ông PGS.TS. Lê Công Định - Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Vòi nhĩ là một ống thông, nối tai giữa với mũi họng, Nó giữ vai trò rất quan trọng trong các bệnh lý tai. Khi thăm khám bằng nội soi và một số phương pháp đang áp dụng hiện nay tại Việt Nam chỉ đánh giá được một phần hình thái và hoạt động của vòi nhĩ. (theo Sức khỏe & Đời sống)
Dấu hiệu 2: thính lực suy giảm, nghe không rõ
Dấu hiệu suy giảm chức năng nghe, nghe kém đi có thể nhận thấy dễ dàng khi:
+ Nghe đài, nghe tivi bỗng không rõ. Phải tăng âm lượng lớn hơn so với lúc trước.
+ Nghe điện thoại 1 bên thấy không rõ tiếng bằng bên đối diện;
+ Nói chuyện trực tiếp thì luôn yêu cầu người đối thoại phải nhắc lại.
+ Đang nghe bình thường thì đột nhiên thấy nghe kém (Ví dụ: chứng điếc đột ngột).
Các chẩn đoán ban đầu từ hai dấu hiệu trên
Thực hiện đo chức năng vòi nhĩ để đánh giá khả năng hoạt động vòi nhĩ, chẩn đoán các tình trạng có thể xảy ra như:
+ Viêm tai giữa: có thể bị thủng hoặc không thủng màng nhĩ.
+ Bệnh hẹp hoặc doãng rộng ở vòi nhĩ.
+ Các bệnh lý ù tai, nghe kém nhưng không do viêm tai gây ra.
+ Đánh giá tình trạng vòi nhĩ trước và sau thực hiện phẫu thuật tai.
+ Ảnh hưởng nghề nghiệp ở những môi trường thường xuyên thay đổi áp suất như: phi công, thợ lặn...
Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu hi vọng Hai dấu hiệu cho thấy cần khám ù tai ngay lập tức sẽ giúp người bệnh có góc nhìn tốt hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân. Biết được đâu là dấu hiệu không thể xem thường ở tai. Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất kì điều gì cần trò chuyện, trao đổi, tư vấn từ phía chúng tôi. Hãy liên hệ ngay qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới nhá.