Giọng nói bị hụt hơi: Dấu hiệu của bệnh lý gì?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 5/5 (1 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Giọng nói được tạo ra bởi sự rung động của hai dây thanh ở thanh quản, dưới áp lực của hơi thở ra từ phổi. Giọng nói bị hụt hơi: Dấu hiệu của bệnh lý gì?. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và giao tiếp hàng ngày của người bệnh.

ĐÔI NÉT THÔNG TIN VỀ GIỌNG NÓI BỊ HỤT HƠI

Thế nào là bị hụt hơi khi nói chuyện?

+ Giọng nói đang ở trạng thái bình thường, bỗng nhiên cảm thấy đang nói thì hơi thở bị hụt. Cảm giác là tiếng nói đang ra theo hơi thở, thì bỗng bị tắt tiếng, chỉ còn hơi thở đi ra ngoài.

+ Ngoài nói chuyện, tình trạng này cũng xảy ra khi đang hát. Cụ thể với người hát giọng quá cao so với khả năng, sẽ dẫn đến tiếng hát bị tắt.

Mức độ ảnh hưởng

+ Khi thường xuyên xảy ra tình trạng giọng nói bị hụt hơi, người bệnh sẽ rất mệt. Cần chú ý tình trạng này khác với tắt tiếng. Vì tắt tiếng là không thể phát ra giọng nói.

+ Bên cạnh đó, tùy vào nguyên nhân bệnh lý dẫn đến hụt hơi khi nói, sẽ cho thấy cơ quan đang bị tổn thương. Có thể là dây thanh, thanh môn, thanh quản, dây thần kinh thanh quản.

Đôi nét thông tin về giọng nói bị hụt hơi

GIỌNG NÓI BỊ HỤT HƠI: DẤU HIỆU BỆNH LÝ GÌ?

Do viêm thanh quản

Bệnh lý khiến cho 2 dây thanh bị phù nề, không thể khép kín khi phát ra giọng nói. Gồm 2 loại:

+ Viêm thanh quản cấp tính: nếu kịp thời diều trị, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm và nhanh khỏi.

+ Viêm thanh quản mãn tính: thường xuyên xuyên tái phát và kéo dài.

Do hạt xơ dây thanh

+ Xuất hiện 2 hạt xơ đối xứng trên dây thanh. Đây không phải phù nề mà do cọ xát quá nhiều giữa hai dây thanh, nên tạo ra hạt xơ. Chân xơ thường rộng.

+ Người bị hạt xơ dây thanh thường nói chuyện mau mệt, hụt hơi, kéo theo khan tiếng kéo dài.

Do u nang dây thanh

+ Xuất hiện u nang nước ở dây thanh. Nguyên nhân bệnh chủ yếu là do dùng giọng nói nhiều như giáo viên, ca sĩ.

+ Tỉ lệ mắc bệnh thấp, thường ít gặp.

Do polyp dây thanh

+ Là các hạt nhỏ li ti xuất hiện dọc trên dây thanh quản. Có kích thước từ hạt tấm đến hạt đậu xanh.

+ Ngoài hụt hơi khi nói thì bệnh còn gây ra hiện tượng khó thở.

Do dây thần kinh thanh quản

+ Sự tổn thương ở dây thần kinh thanh quản, khiến cho dây thanh không khép kín.

+ Nguyên nhân có thể do tai nạn hoặc biến chứng sau phẫu thuật liên quan đến đường hô hấp trên.

Do các bệnh ung thư

+ Các dạng ung thư có thể là: ung thư vòm họng, ung thư dây thanh, ung thư trung thất, ung thư tuyến giáp.

+ Biểu hiện: ngoài giọng nói bị hụt hơi, còn ho ra máu, khó nuốt, khó thở, nặng có thể tử vong.

Do hở thanh môn

Bẩm sinh

+ Trong quá trình hình thành thai nhi, hoàn thiện các cơ quan, hệ hô hấp mắc lỗi khiến cho thanh môn khi hình thành không được đóng khít.

+ Thời điểm biểu hiện có thể từ lúc còn nhỏ, hoặc dến khi trưởng thành mới phát hiện.

Teo nhỏ dây thanh

+ Dây thanh vì mắc bệnh nên xảy ra tình trạng teo nhỏ lại, xảy ra ở 1 dây hoặc cả 2 dây.

+ Dẫn đến thanh môn không được khép kín, có khí thoát ra, dẫn đến hụt hơi khi nói.

Khuyết lõm niêm mạc dây thanh (Sulicus Vesgeture )

+ Do tình trạng viêm nhiễm từ vi khuẩn, virus hoặc nấm. Khiến cho niêm mạc dây thanh bị tổn thương và lõm vào.

+ Khi phát ra giọng nói, hai dây thanh khép lại bị khuyết mất phần lõm, gây ra hơi bị hụt.

Giọng nói bị hụt hơi: Dấu hiệu của bệnh lý gì?

LỜI KHUYÊN TỪ CÁC CHUYÊN GIA TAI MŨI HỌNG

Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu khuyên rằng: tùy mức độ ảnh hưởng thực tế, dựa theo kết quả xét nghiệm mới có thể chẩn đoán, và dùng liệu trình phù hợp. Những lời khuyên dành cho bệnh nhân như sau:

+ Thường xuyên bổ sung nước lọc mỗi ngày. Ít nhất 2 lít để đảm bảo cổ họng luôn trơn, giữ độ ẩm ổn định.

+ Hạn chế dùng giọng nói khi tình trạng hụt hơi bắt đầu diễn ra.

+ Hạn chế dùng đồ ăn, thức uống lạnh, cứng, có chứa cồn.

+ Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Tránh đến những nơi nhiều khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá.

+ Khi đã áp dụng các cách trên mà tình trạng hụt hơi không suy giảm, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế tai mũi họng để thăm khám và điều trị. Vì có khả năng cao, bệnh nhân đã mắc phải các chứng bệnh đã nêu trên.

+ Ghi nhớ và thực hiện các hướng dẫn, chỉ định về thuốc uống, liều lượng và thời gian dùng từ chuyên gia.

Thông tin tham khảo về dấu hiệu bệnh lý từ giọng nói bị hụt hơi đã được tổng hợp trong bài viết. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342