Hay bị ù tai: nguyên nhân do đâu?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Công nghệ phát triển dẫn đến thói quen đeo tai nghe thường xuyên ở giới trẻ tăng cao. Tình trạng ù tai cũng phổ biến hơn. Tuy nhiên, có thật sự ù tai chỉ do đeo tai nghe, hay còn nguyên nhân khác? Hay bị ù tai: nguyên nhân do đâu? Bài viết sẽ tổng hợp các nguyên nhân cùng phân tích cụ thể từ các chuyên gia y tế.

NHƯ THẾ NÀO GỌI LÀ HAY BỊ Ù TAI?

Đôi nét đặc điểm của hiện tượng ù tai

Ù tai được mô tả như có tiếng ù hay tiếng chuông, tiếng gầm, tiếng huýt sáo; hoặc rít lên và đôi khi biến đổi và phức tạp. Ù tai khách quan thường là nhịp nhàng (đồng bộ với nhịp tim) hoặc không liên tục.

Chứng ù tai dễ nhận thấy nhất trong môi trường yên tĩnh và không có các yếu tố kích thích. Vì vậy, người bị ù tai dễ nhận biết nhất khi đi ngủ.

Đặc biệt, các đối tượng bị chứng trầm cảm, dễ gia tăng stress gây ù tai trở nặng và thường xuyên bị hơn.

Trong một số trường hợp, chứng ù tai có thể là dấu hiệu của một bệnh lý cạnh ốc tai, chẳng hạn như u dây VIII. Đây là khối u lành tính nhưng xâm lấn có nguồn gốc từ phần tiền đình của dây thần kinh sọ thứ 8 trong ống tai trong.

Phân tích ù tai về mặt sinh lý

Ù tai chủ quan

Theo y học thì yếu tố chủ quan là do hoạt động bất thường của nơ-ron vùng vỏ não thính giác. Khi đầu vào từ con đường thính giác (ốc tai, dây thần kinh thính giác, nhân não thân não, vỏ thính giác) bị gián đoạn vì nguyên nhân nào đó. Sự gián đoạn này có thể gây ra sự mất mát của hoạt động cơ quan Corti nội tại và có thể tạo ra các kết nối thần kinh mới.

Có trường phái cho rằng, ù tai chủ quan có liên quan đến nghe kém dẫn truyền (do viêm tai giữa, ráy tai gây tổn thương,...)

Phân tích tình trạng hay bị ù tai

Ù tai khách quan

Do yếu tố bên ngoài tác động, tiêu biểu nhất là tiếng ồn của các hiện tượng sinh lý diễn ra ở khu vực gần tai giữa. Tiếng ồn bên trong cơ thể thường từ các mạch máu. Nguyên nhân là do dòng chảy trong mạch tăng (như bệnh xơ vữa động mạch hoặc khối u). Đôi khi cơ siết họng hoặc cơ căng màn hầu hoặc ở tai giữa (cơ bàn đạp) gây ra âm thanh như tiếng click

Phân biệt giữa ù tai chủ quan và ù tai khách quan

Ù tai theo nhịp mạch hoặc không liên tục gần như luôn là ù tai khách quan. Vì theo nhịp đập nên không phải lúc nào, người bệnh cũng có thể cảm nhận được, cũng tương tự như ù có liên quan đến tiếng thổi. Ù tai theo nhịp mạch hầu như là lành tính. Không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng sức khỏe.

Ù tai liên tục thường là chủ quan, thông qua các phát hiện trên lâm sàng. Đặc biệt, tiếp xúc với tiếng ồn lớn, chấn thương áp suất hoặc một số loại thuốc.

Lưu ý

Khi quay đầu hoặc ấn đè ép tĩnh mạch cảnh mà tiếng ù thường thay đổi thì đó là ù tai khách quan. Mặc dù triệu chứng là ù tai liên tục.

NGUYÊN NHÂN HAY BỊ Ù TAI THƯỜNG XUYÊN GẶP

+ Thường xuyên tiếp xúc tiếng ồn lớn: Đây là trường hợp phổ biến nhất. Các thiết bị nghe nhạc có âm thanh lớn, trong thời gian dài.

+ Ráy tai quá nhiều: Ráy tai là chất dạng sáp được tiết ra để bảo vệ lớp da mỏng ở ống tai, gần màng nhĩ. Khi ráy tai tích tụ quá nhiều, nó trở nên khó để rửa trôi tự nhiên. Từ đó, bít lỗ tai không nghe rõ được âm thanh, dẫn đến ù tai.

+ Phát triển xương tai thay đổi: xương trong tai giữa bỗng cứng lại, có thể ảnh hưởng đến thính giác và gây ù tai. Thường có xu hướng là do di truyền. Đây là trường hợp hiếm gặp.

+ Bệnh Meniere: chứng ù tai có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh Meniere,

+ Rối loạn TMJ: các vấn đề với khớp thái dương hàm, khớp ở hai bên đầu trước tai, nơi xương hàm dưới gặp sọ của bạn, có thể gây ù tai.

+ Chấn thương đầu hoặc chấn thương cổ: tai nạn ảnh hưởng đến tai trong, dây thần kinh thính giác hoặc chức năng não liên quan đến thính giác.

+ U thần kinh âm thanh: khối u lành tính này phát triển trên dây thần kinh sọ chạy từ não đến tai trong của bạn và kiểm soát sự cân bằng và thính giác. Còn được gọi là schwannoma tiền đình, tình trạng này thường gây ra chứng ù tai chỉ ở một bên tai.

+ Rối loạn chức năng ống Eustachian: ống trong tai nối giữa tai giữa với cổ họng trên của bạn vẫn được mở rộng mọi lúc. Vì một lý do nào đó gây rối loạn chức năng ống dẫn đến ù tai

+ Rối loạn mạch máu liên quan đến ù tai: xơ vữa động mạch, khối u đầu và cổ, huyết áp cao, hẹp mạch máu cấp máu cho vùng đầu mặt cổ, dị tật của mạch máu,...

+ Một số nhóm kháng sinh, thuốc trị ung thư, thuốc lợi tiểu, thuốc quinine, một số thuốc chống trầm cảm, aspirin dùng với liều cao,.. có thể gây tăng chứng ù tai ở người dùng thuốc để điều trị.

Các phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán chứng ù tai

PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH Ù TAI

Đối với bị ù tai một bên và nghe kém nên loại trừ u dây VIII bằng MRI tiêm đối quang từ. Nếu có thính giác và các dấu hiệu lâm sàng bình thường, chụp MRI là không cần thiết trừ khi vẫn còn ù tai kéo dài trên 6 tháng.

Đối với có bằng chứng nhìn thấy được về khối u mạch máu ở tai giữa cần phải chụp CT, MRI tiêm đối quan từ, và chuyển đến một bác sỹ tai mũi họng nếu chẩn đoán được xác nhận.

Đối với ù tai theo nhịp mạch, ù tai khách quan và không có bất thường khi khám tai và thính lực đồ cần phải thăm dò thêm về hệ thống mạch máu (các động mạch cảnh, tủy sống và nội sọ). Trình tự kiểm tra thông thường bắt đầu với chụp cộng hưởng từ hệ mạch máu (MRA). Tuy nhiên, vì MRA không phải là quá nhạy cho thông động tĩnh mạch màng cứng, nhiều chuyên gia sau đó xem xét làm chụp động mạch.

Đối với trường hợp có triệu chứng tiếng click ở một hoặc cả hai tai nên được kiểm tra xem có ù tai khách quan không. Việc đánh giá này có thể được thực hiện bằng cách nghe bằng ống nghe hoặc đo nhĩ lượng để xác định rung giật cơ của cơ căng bàn đạp, và / hoặc các cơ căng màn hầu. Rung giật cơ căng màn hầu thường thấy được khi khám xét khoang miệng.

Các xét nghiệm khác phụ thuộc vào triệu chứng của bệnh nhân.

Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu đã tổng hợp thông tin trong bài viết Hay bị ù tai: nguyên nhân do đâu?. Chúng tôi mong rằng đối tượng hay bị ù tai cần nhận biết rõ tình trạng của bản thân. Không chủ quan bỏ qua, tránh bị biến chúng nguy hiểm. Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất kì thắc mắc cần gỡ, cần trao đổi từ phía chúng tôi, hãy liên hệ ngay qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342