Hướng dẫn bố mẹ cách hút đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng cách hút đờm là biện pháp tốt nhất phòng tránh hiệu quả các bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ sơ sinh. Vậy cách hút đờm cho trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng? Mời bố mẹ tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Vì sao cần hút đờm cho trẻ sơ sinh?

Khi mới sinh ra, trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện hệ miễn dịch. Do đó sức đề kháng chống lại những tác nhân gây bệnh còn rất non yếu, trẻ dễ nhiễm những bệnh về nhiễm khuẩn, hô hấp. Điển hình là những bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp gây nên tình trạng ho, hắt hơi, ngạt mũi, sổ mũi, ứ đọng đờm...

Những chứng bệnh hô hấp này đa phần đều làm có đờm. Đờm có thể xuất hiện ở cây phế quản, ở cuống phổi, ở các xoang mũi, ở trong khoang miệng, ở cổ họng... gây nên sự tắc nghẽn, đường thở sẽ bị cản trở, khiến trẻ bị khò khè và khó thở.

Trong một số trường hợp nặng, đờm quá nhiều sẽ làm giảm sự lưu thông khí quản vào trong các phế nang, khiến trẻ sơ sinh bị rơi vào tình trạng suy hô hấp và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Chính vì thế, việc lấy các dịch đờm khỏi mũi, miệng của trẻ thường xuyên là điều rất cần thiết để tạo nên sự thông thoáng đường thở và giúp trẻ phục hồi sự tự hô hấp của cơ thể. Hiện nay, có khá nhiều cách hút đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà hoặc ngay tại phòng khám, bệnh viện.

Hướng dẫn bố mẹ cách hút đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà

cách hút đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Cách hút đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Sử dụng các cách hút đờm nhớt thường xuyên sẽ giúp trẻ hạn chế được những biến chứng không đáng có về các bệnh ở đường hô hấp. Có nhiều cách nhưng các bậc phụ huynh cần tìm hiểu kĩ các bước thực hiện để tránh làm tổn thương tới trẻ nhỏ. Dưới đây bố mẹ có thể tham khảo cách hút đờm đơn giản sau:
Bước 1: Cho trẻ nằm ở trên gối kê cao đầu, nằm ở tư thế nghiêng để dễ dàng hút mũi. Với những bé hiếu động, bố mẹ có thể đợi bé ngủ hãy thực hiện việc hút mũi.
Bước 2: Nhỏ khoảng 2 - 3 giọt nước mũi sinh lý vào hốc mũi của trẻ. Chờ trong khoảng 2 - 3 phút. Bước này sẽ giúp làm lỏng chất nhầy và làm ẩm niêm mạc mũi, khi hút đờm mũi trẻ sẽ không bị tổn thương.
Bước 3: Bố mẹ bóp nhẹ quả bóp hoặc là nhẹ nhàng đặt ống hút vào mũi trẻ, nhả tay hoặc là dùng miệng để hút ống còn lại (tùy dụng cụ bố mẹ chọn) để đờm nhớt theo đó ra ngoài. Bố mẹ nên hút nhẹ nhàng từng bên một. Chú ý làm sạch dụng cụ trước khi hút bên còn lại.
Bước 4: Sau khi hút xong, bố mẹ dùng tăm bông hoặc là giấy ăn mềm, sạch, dai làm bấc sâu kèn, đưa vào mũi trẻ để làm khô và hút hết dịch đờm còn sót lại trong mũi.

Lưu ý quan trọng về cách hút đờm cho trẻ sơ sinh 

Cách hút đờm cho trẻ sơ sinh có nhiều lưu ý đặc biệt hơn, bởi trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm vùng mũi họng mỏng và rất dễ tổn thương. Một số lưu ý bố mẹ cần chú ý:
- Không nên hút đờm khi trẻ vừa ăn xong vì có thể khiến trẻ bị nôn ói. Thời điểm hút mũi thích hợp nhất là sau khi ăn 30 phút.
- Không nên hút mũi cho trẻ quá 2 lần/ngày và chỉ hút khi cần thiết. Bởi vì hút nhiều sẽ khiến niêm mạc mũi của trẻ bị tổn thương, giảm đi chức năng cản bụi, cản vi khuẩn ở mũi và tình trạng chảy nước mũi sẽ càng trở nên nặng nề hơn.
- Thao tác hút đờm nhanh gọn, nhẹ nhàng và dứt khoát để tránh tổn thương niêm mạc mũi
- Sau 2 ngày trẻ vẫn không cải thiện tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi và vẫn có dịch vàng hay xanh thì bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp chuyên gia.
- Bố mẹ nên kết hợp thêm các cách tiêu đờm cho trẻ khác từ thảo dược thiên nhiên.

Một số sai lầm thường mắc phải khi hút đờm cho trẻ sơ sinh

Lạm dụng hút đờm cho trẻ quá nhiều là một trong những sai lầm mà bố mẹ thường mắc phải. Cũng như sử dụng các cách hút đờm không đúng kĩ thuật sẽ dẫn tới nhiều sai lầm không đáng có.

sai lầm thường mắc phải khi hút đờm cho trẻ sơ sinh

Sai lầm thường mắc phải khi hút đờm cho trẻ sơ sinh

Hút đờm cho trẻ bằng miệng của mình

Đây là điều xảy ra rất thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày. Bố mẹ thường nghĩ rằng điều này có thể giúp lấy đờm ra khỏi mũi cho trẻ một cách nhanh chóng mà không hề gây tổn thương cho mũi.

Song, về mặt khoa học, miệng là nơi chứa rất nhiều các loại vi khuẩn khác nhau. Việc dùng miệng để hút đờm vô hình chung tạo một con đường lây nhiễm vi khuẩn từ khoang miệng sang cho trẻ. Điều này có thể làm tăng tình trạng nhiễm khuẩn cho trẻ.

Dùng tay móc họng để trẻ ói ra đờm

Sử dụng tay móc họng trẻ hoàn toàn là cách sai, bởi tay không vô khuẩn. Tay chúng ta chứa nhiều vi khuẩn, chưa kể trẻ sơ sinh niêm mạc hầu họng còn yếu, việc móc họng có thể làm tổn thương niêm mạc hầu họng và gây sặc vào đường thở. Mặt khác, móc họng nhiều có thể làm tăng nguy cơ sau này trẻ bị trào ngược dạ dày.

Lạm dụng nước rửa mũi quá nhiều

Bố mẹ không nên quá lạm dụng nước rửa mũi quá nhiều cho trẻ hay là làm nhiều lần trong ngày ngay cả khi trẻ không hề có vấn đề gì về mũi họng. Việc lạm dụng này có thể dẫn đến nguy cơ teo niêm mạc mũi, gây ảnh hưởng đến chức năng thở và khứu giác.

Hút đờm cho trẻ sơ sinh là một việc làm rất cần thiết để giải tỏa sự tắc nghẽn trong đường hô hấp và giúp trẻ lấy lại khả năng tự hô hấp. Có khá nhiều cách hút đờm cho trẻ sơ sinh bố mẹ có thể tham khảo. Nhưng để hút đờm đúng cách và đúng phương pháp sẽ không gây tổn thương cho trẻ mà còn mang lại nhiều hiệu quả tốt.

Trên đây là bài chia sẻ hướng dẫn bố mẹ cách hút đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản, hiệu quả. Nếu có điều bất thường hãy đưa trẻ tới phòng khám, bệnh viện uy tín để kiểm tra ngay nhé! Chúng tôi, các chuyên gia bệnh viện chuyên khoa mũi họng luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342