Khạc ra đờm đen là bệnh gì? và có nguy hiểm không?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Màu sắc của đờm là một trong những dấu hiệu giúp bạn cảnh báo bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy khi khạc ra đờm đen là bệnh gì? và có nguy hiểm không? thông tin bên dưới sẽ giải đáp cụ thể về tình trạng này để bệnh nhân nắm rõ.

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỜM ĐEN

Tính chất của đờm đen ở mỗi người có thể khác nhau, chúng có thể loãng, đặc, vón cục, có thể có mùi hôi tanh hoặc không, lượng đờm nhiều ít tùy tình trạng nguyên nhân bệnh lý.

Người khạc ra đờm đen thường gặp những triệu chứng khác đi kèm như khó thở, nóng ngực, ngứa cổ họng, ho…. Tùy vào tình trạng bệnh mà lượng máu đông trong đờm có sự khác biệt, từ vài ml cho đến cả trăm ml.

Người bị ho ra đờm đen thường kéo dài dai dẳng, diễn tiến qua nhiều ngày. Ban đầu, máu trong đờm thường có màu đỏ thẫm, sau đó sẽ chuyển sang nâu và đông lại thành cục màu đen.

Một số trường hợp, người bệnh khạc ra đờm đen còn bị đau ở hai bên lá phổi, do đó, họ thường phải nằm nghiêng cho đến khi lượng máu giảm dần và hết hẳn.

VẬY KHẠC RA ĐỜM ĐEN LÀ BỆNH GÌ?

Hầu hết các trường hợp ho khạc ra đờm đen đều do xuất phát từ những bệnh liên quan đến phế quản hoặc phổi. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh nhân cần lưu ý:

Khạc ra đờm đen do xuất huyết phế quản

Bệnh này thường gây ra các triệu chứng phổ biến như khạc đờm ra máu đông, ho khan, ho chuyển thành cơn, ho nhiều hơn vào ban đêm, khó thở,…

Khạc ra đờm đen do giãn phế quản hoặc u phế quản

Giãn phế quản chủ yếu bắt nguồn từ lao phổi hoặc nhiễm trùng kéo dài, khiến cho máu trong lòng phế quản bị đông lại và bị đẩy ra ngoài mỗi khi người bệnh khạc. Khi khạc đờm sẽ thấy lẫn máu đỏ tươi (đờm đỏ) hoặc máu đen (đờm đen).

Ngoài ra, một số triệu chứng khác như: tức ngực khó thở, móng tay và móng chân dày lên. Người bệnh cần chú ý khám sớm đối với bệnh lý để phòng tránh biến chứng nguy hiểm.

Khạc ra đờm đen do bị tắc mạch phổi  (Thuyên tắc phổi)

Mạch phổi có nguy cơ bị tắc nghẽn nếu các huyết khối bị vỡ, từ đó tạo thành các cục máu đông trôi nổi trong mạch máu. Các cục máu này có thể di chuyển sâu vào một hoặc hai lá phổi dẫn đến tắc mạch phổi, dẫn tới các triệu chứng như khạc đờm có máu đông, ho dữ dội,…

Khạc ra đờm đen do ung thư phế quản

Người mắc bệnh ung thư phế quản thường sẽ có biểu hiện là hay khạc ra đờm có lẫn cục máu đông màu đen, kèm theo thở khò khè, đau ngực, khó thở, ho dai dẳng,… đây là bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi nhận thấy một số biểu hiện lạ về sức khỏe, người bệnh nên đi thăm khám sớm để được chữa trị ngay.

Các nguyên nhân khác khiến khạc ra đờm đen

Một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng khạc ra đờm đen có thể kể đến như hút thuốc lá, nhiễm nấm, phổi hít phải một lượng lớn các chất có màu đen như bụi than,…

KHẠC RA ĐỜM ĐEN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Việc khạc đờm đen diễn ra thường xuyên và kéo dài cho thấy sức khỏe người bệnh gặp các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng. Nếu không có hướng xử lý kịp thời, người bệnh có thể bị tổn thương đến phổi, phế quản hoặc tiềm ẩn ung thư nguy hiểm.

Bên cạnh đó, các cấp độ giúp đánh giá chẩn đoán và điều trị bệnh như sau:

+ Cấp độ nhẹ: Người bệnh ho và khạc ra từng bãi đờm nhỏ, có lẫn máu, lượng máu trong đờm thường dưới 50ml và không có các vấn đề bất thường về huyết áp hay mạch máu.

+ Cấp độ vừa: Lượng máu trong đờm khoảng từ 50 – 200ml, không suy hô hấp, huyết áp cũng ổn định và tốc độ mạch nhanh.

+ Cấp độ nặng: Lượng máu trong đờm trên 200ml/lần, đôi khi có thể đến 600ml/48 giờ, người bệnh có thể bị suy tim, suy hô hấp, hoặc phổi bị tổn thương nặng.

+ Cấp độ nguy hiểm: Lượng máu trong đờm có lượng lớn, tràn ngập hai bên phổi gây ngạt thở và có điều này thể dẫn đến tử vong rất nhanh.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHẠC RA ĐỜM ĐEN

Đối với tình trạng khạc ra đờm đen, các chuyên gia chuyên khoa có thể chỉ định thăm khám bằng một số phương pháp như: chụp Xquang, CT scan lồng ngực, xét nghiệm đờm, máu,… từ đó đưa ra kết quả và hướng điều trị phù hợp, bao gồm:

+  Điều trị bằng thuốc: Bao gồm các loại thuốc như: thuốc chống đông máu; thuốc làm tan cục máu đông; thuốc kháng viêm; kháng sinh,…

+  Đối với trường hợp khạc đờm đen do giãn phế quản, chuyên gia có thể áp dụng liệu pháp thông đờm, các bài tập phục hồi chức năng hô hấp, …

+  Phẫu thuật: Một số ít trường hợp người bệnh bị thuyên tắc phổi khiến khạc đờm đen, nguy cơ đe dọa tính mạng thì các chuyên gia có thể yêu cầu làm phẫu thuật.

⇒ Chăm sóc tại nhà: Bên cạnh việc điều trị với chuyên gia, bệnh nhân cũng nên thực hiện một số biện pháp phòng tránh tại nhà như:

+  Mỗi ngày nên vệ sinh họng bằng nước muối sinh lý từ 2 – 3 lần, để làm dịu cổ họng, giảm viêm và làm loãng chất nhầy.

+  Luôn giữ ấm cho cơ thể, nhất là tại vùng mũi và cổ họng. Nên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài và ở những nơi đông người.

+  Tắm nước nóng hoặc xông hơi với vài giọt tinh dầu bạc hà để hỗ trợ long đờm nhanh hơn.

+  Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp làm loãng chất nhầy trong họng.

+  Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, cùng chế độ dinh dưỡng khoa học và tránh làm việc quá sức.

+  Hạn chế ăn đồ cay nóng, những thực phẩm gây dị ứng bởi có thể khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Không sử dụng những chất kích thích gây bệnh như thuốc lá, rượu bia,…

Bạn có thể liên hệ Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để được hỗ trợ khám và điều trị khi thấy tình trạng khạc ra đờm đen. Phòng khám chuyên về tai mũi họng quy tụ nhiều chuyên gia giỏi làm việc có chuyên môn, trách nhiệm, tận tâm với mỗi khách hàng, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ bệnh nhân.

Phòng khám Hoàn Cầu làm việc các ngày trong tuần, bao gồm T7, CN và những ngày Lễ Tết. Để đặt hẹn trước thuận tiện cho việc thăm khám khi khạc ra đờm đen bệnh nhân có thể nhấp vào Bảng Chat bên dưới sẽ được chuyên viên tư vấn ngay.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342