Kỹ thuật đặt nội khí quản dùng trong cấp cứu
Hiện nay, khi người bệnh cảm thấy khó thở, cần có máy móc hỗ trợ thì kĩ thuật đặt nội khí quản thường được chỉ định. Đây là kĩ thuật phổ biến trong khoa tai mũi họng, dùng đối với đường hô hấp trên. Kỹ thuật đặt nội khí quản dùng trong cấp cứu là bài viết tổng hợp, giúp người đọc có thêm kiến thức tốt hơn.
KĨ THUẬT ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN LÀ GÌ?
Đặt ống nội khí quản với mục đích kiểm soát hô hấp trong suốt cuộc phẫu thuật và hồi sức sau phẫu thuật.
Trong quá trình phẫu thuật, dưới tác dụng của thuốc mê bệnh nhân sẽ mất cảm giác và ý thức tạm thời. Bệnh nhân vẫn có thể tự thở hoặc thở bằng máy qua ống nội khí quản. Lợi ích của phương pháp này là:
+ Giúp duy trì thông khí đường hô hấp trên cho bệnh nhân.
+ Giúp việc hút khí phế quản dễ dàng.
+ Giúp chuyên gia dễ dàng hô hấp hỗ trợ hoặc chỉ huy.
CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH KĨ THUẬT ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN
Chỉ định đối tượng
+ Tắc nghẽn đường thở cấp tính do chấn thương, dị vật, bỏng đường hô hấp trên, nhiễm trùng, phù mạch, phù nề hay co thắt thanh quản, u thanh quản.
+ Mất các phản xạ bảo vệ đường thở do bệnh nhân rối loạn tri giác do chấn thương đầu, quá liều thuốc, tai biến mạch máu não hay nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương.
+ Suy hô hấp giảm oxy máu, tăng CO2.
+ Ngừng hô hấp tuần hoàn.
+ Bệnh nhân chấn thương đầu, nên đặt nội khí quản.
+ Chỉ định đặt nội khí quản không phải làm ngay nhưng có thể cần thiết trước khi di chuyển bệnh nhân.
Chống chỉ định với các đối tượng
+ Cơ sở y tế không có đủ phương tiện hồi sức.
+ Không có người có đủ trình độ chuyên môn để thực hiện.
+ Bệnh nhân bị viêm cấp tính đường hô hấp trên.
+ Bệnh nhân bị lao thanh quản nặng.
+ Bệnh nhân bị ung thư thanh quản.
QUY TRÌNH KĨ THUẬT ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN CẤP CỨU
Bước 1: Khởi mê
Đa phần bắt đầu bằng Fentanyl, hoặc thuốc gây ngủ như Thiopental, Propofol, Etomidate, Ketamin. Hoặc thuốc giãn cơ như: Norcuron, Succinylcholine, Pavulon, Arduan Tracrium. Chỉ được tiêm thuốc giãn cơ khi việc hô hấp bằng mặt nạ đã có hiệu lực.
Về liều lượng của các thuốc được sử dụng theo liều thuốc mê đường tĩnh mạch.
Bước 2: Gây tê tại chỗ
+ Được dùng chủ yếu ở thanh môn, thanh âm và khí quản với tần suất 4 đến 7 lần.
+ Ba vị trí này phun tối đa không quá 25 lần.
Bước 3: Thực hiện kỹ thuật đặt nội khí quản
Đặt nội khí quản qua miệng
+ Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, sao cho khi nhìn vào miệng thì hầu và thanh quản cùng nằm trên một trục thẳng. Tư thế hay được sử dụng là từ thế Jackson biến đổi: đầu gối cao hơn so với vai từ 8 - 10cm.
+ Người thực hiện cầm đèn soi thanh quản bên tay trái, còn tay phải mở miệng bệnh nhân. Cần phải mở rộng miệng bệnh nhân nhằm tránh gây thương tổn môi dưới, tránh sự cản trở của răng, của lưỡi khi đưa đèn vào.
+ Đèn được đưa vào phía môi bên phải, sau đó đẩy dần xuống dưới theo lưỡi, theo đường giữa và gạt lưỡi sang bên trái, cho đến khi mũi đèn đến vị trí mép gập lưỡi - nắp thanh quản.
+ Đưa đèn lên cao và nhẹ nhàng tiến về phía trước cho tới khi nhìn thấy lỗ thanh môn.
+ Tiếp theo dùng tay phải hoặc người phụ sẽ ấn hoặc đẩy nhẹ sụn giáp sang bên để có thể nhìn thấy thanh môn. Sau đó đưa ống nội khí quản vào góc mép môi bên phải rồi đưa vào lỗ thanh môn.
+ Sau khi bóng của ống nội khí quản vượt qua dây thanh âm khoảng 2 cm thì dừng lại.
+ Sử dụng bơm tiêm 10ml để bơm bóng, lượng khí đưa vào sao cho vừa đủ để không bị rò rỉ lúc làm hô hấp.
+ Sau đó đèn soi thanh quan sẽ được đưa ra ngoài một cách nhẹ nhàng.
+ Giữ cho ống nội khí quản sát mép bằng cách kẹp giữa ngón cái và ngón trỏ.
+ Tiến hành hô hấp bằng tay và kiểm tra vị trí của ống nội khí quản xem đã vào đúng vị trí hay chưa bằng cách nghe hai phế trường và hai hõm nách. Nếu nghe thấy rõ tiếng hít vào thở ra và nghe tiếng rì rào phế nang hai bên phổi đồng đều là ống đã được đặt đúng vị trí.
+ Sau khi đã xác định ống được đặt đúng vị trí mới tiến hành cố định bằng băng dính hoặc dải vải.
+ Cuối cùng đặt canuyn vào miệng để tránh bệnh nhân cắn ống.
Đặt nội khí quản qua mũi
+ Ống thông thường được đưa vào qua lỗ mũi bên phải, mép vát của ống hướng vào vách ngăn mũi.
+ Ống được luôn theo đường thẳng góc với mặt phẳng khuôn mặt.
+ Vừa xoay nhẹ vừa đẩy ống vào để làm giảm bớt nguy cơ chấn thương xoắn mũi.
+ Phối hợp gây tê tại chỗ co mạch giúp làm tăng đường kính lỗ mũi và giảm nguy cơ chảy máu.
+ Sau khi đưa ống thông vào được 15 - 16cm, sử dụng đèn soi thanh quản như kỹ thuật đưa đèn vào ở kỹ thuật đặt ống thông đường miệng ở trên.
Bước 4: Duy trì mê
Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân mà có thể để tự thở hoặc thở chỉ huy.
+ Với trường hợp tự thở với thuốc mê bốc hơi, thuốc mê được sử dụng và điều khiển qua bình chuyên biệt.
+ Với trường hợp hô hấp bằng máy hoặc bóp tay: duy trì mê bằng thuốc mê đường hô hấp, phối hợp thuốc mê, thuốc giãn cơ, fentanyl bằng cách tiêm cách quãng hoặc duy trì qua bơm tiêm điện.
Trước khi kết thúc kết thúc phẫu thuật, cần giảm liều thuốc mê.
Trường hợp sử dụng thuốc mê đường hô hấp cần dừng thuốc lúc kết thúc cuộc phẫu thuật, mở van hết cỡ, tăng thông khí, bóp bóng dự trữ để xả thuốc mê trong vòng mê.
Trong suốt quá trình cần theo dõi các thông số sau: Mạch, huyết áp, SaCO2, EtCO2 (khí CO2 trong hơi thở ra).
Bước 5: Rút ống nội khí quản sau khi gây mê nội khí quản
Tiêu chuẩn rút ống nội khí quản sau khi gây mê nội khí quản:
+ Bệnh nhân tỉnh, có thể làm theo y lệnh: há mồm, thè lưỡi, mở mắt, nắm tay chặt, nhấc đầu cao và giữ được trong 5 giây.
+ Bệnh nhân có thể tự thở sâu, đều, không cần phải nhắc, tần số thở >14 lần/phút, thể tích khí lưu thông 8ml/kg cân nặng.
+ Mạch và huyết áp của bệnh nhân ổn định.
+ SaO2 : 98 – 100%.
+ Độ phục hồi giãn cơ ≥ 90%
LƯU Ý BIẾN CHỨNG KHI ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN
Biến chứng trong khi đặt ống
+ Đặt nhầm nội khí quản vào thực quản: bệnh nhân không được thông khí và oxy hóa máu trừ khi còn các nhịp tự thở. Nếu không nhận ra đặt nội khí quản nhầm vào thực quản, bệnh nhân có thể bị tổn thương não vĩnh viễn hay tử vong.
+ Gây chấn thương ở môi, lưỡi, hầu họng, phổi, thực quản hoặc dạ dày...
+ Đặt ống nội khí quản quá sâu, vào trong phế quản gốc bên phải (thường nhất) hay bên trái là biến chứng thường gặp nhất. Đặt sai vị trí nội khí quản có thể gây ra các hậu quả rất nghiêm trọng, có thể làm bệnh nhân tử vong. Do đó, chỉ nên thực hiện kỹ thuật này bởi một chuyên gia đã được huấn luyện kỹ về đặt nội khí quản. Tất cả các thành viên trong nhóm hồi sức phải hiểu về nội dung kỹ thuật đặt nội khí quản và các bước có liên quan để hỗ trợ khi thực hiện kỹ thuật này.
Biến chứng xảy ra tại chỗ đặt ống
+ Hít sặc
+ Liệt dây thanh hay liệt dây thần kinh thoáng qua
+ Loét và tạo u hạt trong khí quản và trên dây thanh
+ Dính khí quản (tracheal synechiae)
+ Hẹp hạ thanh môn
+ Tạo màng thanh quản (laryngeal webbing)
+ Nhuyễn khí quản
+ Rò khí quản-thực quản, khí quản-động mạch vô danh, hay khí quản-động mạch cảnh
+ Tổn thương thần kinh thanh quản trên và quặt ngược
Biến chứng sau khi rút ống nội khí quản
+ Hẹp hạ thanh môn
+ Tổn thương dây thanh
+ Khàn tiếng
Mọi thông tin trong bài viết được tham khảo từ nhiều nguồn. Với mục đích giúp người đọc có thông tin tham khảo tốt nhất.
Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu với các chuyên gia tai mũi họng luôn sẵn sàng giải đáp, nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào về tai mũi họng. Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.