[TPHCM] Liệt dây thanh quản có điều trị được không?
Khàn tiếng hoặc mất tiếng có thể do nhiều nguyên nhân. Nếu tình trạng kéo dài có thể là do liệt dây thanh quản. Ngoài ảnh hưởng ngữ âm, bệnh này còn ảnh hưởng đến hô hấp và tiêu hóa. Vậy liệt dây thanh quản có điều trị được không? Cùng tìm hiểu bài viết sau để có câu trả lời nhá.
THÔNG TIN Y HỌC VỀ LIỆT DÂY THANH QUẢN
Liệt dây thanh quản là gì?
+ Thanh quản là cơ quan giúp tạo ra giọng nói ở người. Trong đó, bộ phận dây thanh âm dưới và thanh môn đóng vai trò quan trọng nhất. Vị trí của thanh quản nằm ở cùng khí quản, thực quản. Có nắp thanh môn đóng mở để hô hấp hoặc đưa thức ăn vào dạ dày.
+ Liệt dây thanh quản, thật ra là liệt dây thanh - bộ phận cần thiết để tạo ra tiếng nói. Cần chú ý rằng: liệt dây thanh khác với đứt dây thanh. Liệt dây thanh quản là do các xung thần kinh đến thanh quản bị gián đoạn, không truyền được tín hiệu từ não đến. Dẫn đến cơ thể không thể điều kiện dây thanh.
+ Đoạn dây thanh bị liệt thường nằm từ 2 - 3 mm, cách mép đường giữa.
+ Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến chức năng nói là chủ yếu. Bên cạnh đó, vì nằm gần thực quản và khí quản, nên có thể gây tác động đến đường thở và nuốt thức ăn của người bệnh.
+ Theo thực tế cho thấy, khi bị gián đoạn xung thần kinh thanh quản, dây thanh bên trái so với bên phải bị ảnh hưởng gấp 2 lần. Và nữ giới so với nam giới bị ảnh hưởng gấp 1.5 lần.
+ Để tìm ra nguyên nhân gây liệt ở dây thanh, người bệnh cần thực hiện nhiều phương pháp xét nghiệm, chụp hình (chủ yếu là MRI), nội soi thanh quản.
Phân loại bệnh
Liệt dây thanh quản có thể ở một trong hai loại:
+ Liệt một bên: có tỉ lệ phổ biến hơn. Các trường hợp bị liệt 1 bên thường là: do ung thư, do chấn thương.
+ Liệt cả hai bên: do rối loạn sau khi phẫu thuật đường hô hấp trên.
Nguyên nhân gây liệt dây thanh quản
Có 2 nhóm nguyên nhân chính gây gián đoạn xung thần kinh từ não đến thanh quản. Đó là:
Do tổn thương thần kinh
+ Chủ yếu là do tổn thương ở giai đoạn hậu phẫu thanh quản.
+ Do có bệnh nền thần kinh như Parkinson, đột quỵ. Kết quả làm yếu thần kinh dây thanh.
Do liệt cơ
Đây là nhóm nguyên nhân thứ 2 gây ra bệnh. Vì quảng đường di chuyển của dây thần kinh điều khiển thanh quản dài, đi từ nền sọ đến trung thất rồi lên cổ. Nên bất kì tổn thương nào trên đường đi, cũng ảnh hưởng đến khả năng truyền tín hiệu xung của não. Cụ thể có các trường hợp:
+ Tai nạn chấn thương vùng ngực (trung thất) hoặc cổ.
+ U ác tính (ung thư) chèn ép các bó cơ, gây liệt cơ, không thể truyền xung thần kinh.
+ Viêm nhiễm ở thanh quản, khiến não không thể điều khiển dây thanh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Liệt một bên dây thanh quản
+ Giọng nói trở nên khàn và hụt hơi. Thậm chí có thể dẫn đến tắt tiếng.
+ Đường hô hấp trên không bị tắc nghẽn. Hoạt động hô hấp bình thường, chỉ có dấu hiệu hụt hơi khi nói. Vì bên dây thanh không bị liệt, vẫn hoạt động bình thường.
Liệt hai bên dây thanh quản
+ Khi cả 2 dây thanh đều bị liệt thì lại có giọng nói tốt, có sự đồng bộ về sóng âm. Tuy nhiên, cường độ giọng nói bị giới hạn, và âm sắc thường cao.
+ Đường hô hấp trên lúc này lại bị tắc nghẽn. Vì không có dây thanh nào rung lên dẫn đến khó thở ra. Mặt khác, do ảnh hưởng bởi hiệu ứng hô hấp Bernoulli, nên khi hít vào cũng gặp khó khăn.
Khi nào cần gặp chuyên gia thăm khám?
+ Bệnh nhân bị khàn giọng, biến đổi giọng nói mà không rõ nguyên do. Thời gian kéo dài tình trạng hơn 2 tuần mà dùng thuốc không phát huy hiệu quả, không suy giảm tình trạng trên.
+ Khi gặp tình huống này, bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp các chuyên gia tai mũi họng để được thăm khám ngay. Việc chẩn đoán bệnh liệt dây thanh quản cũng cần nhiều thời gian mới có thể kết luận bệnh.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ LIỆT DÂY THANH QUẢN
Phương hướng điều trị bệnh
+ Đối với liệt một bên dây thanh, phẫu thuật để đưa dây thanh gần nhau hơn. Giúp cải thiện giọng nói của bệnh nhân.
+ Đối với tê liệt cả hai dây thanh, phẫu thuật và các biện pháp để duy trì đường thở. Khai thông, giúp giảm tình trạng khó thở.
Trường hợp liệt dây thanh quản 1 bên
Có 3 phương pháp để điều trị, hướng đến cải thiện chất lượng giọng nói. Cụ thể:
Tăng cường chiều dày của dây thanh bị liệt
+ Tăng cường bằng cách tiêm thêm chất bên ngoài. Nhằm giúp tăng bề mặt của dây thanh bị liệt, thu ngắn khoảng cách giữa hai dây thanh.
+ Chất tiêm vào có thể là: chất dẻo nhân tạo, micro hạ bì, collagen hoặc mỡ tự tự thân.
Đưa về tư thế Trung gian - Đường giữa
+ Bằng cách chèn một miếng đệm vào phía ngoài dây thanh bị liệt, giúp đẩy dây thanh này vào bên trong đường giữa.
+ Với cấu trúc miếng đệm sẽ giúp bệnh nhân phần nào điều chỉnh được giọng nói tốt hơn.
Phục hồi dây thanh liệt
+ Đây cũng là một phương pháp điều trị. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công thấp.
+ Nguyên nhân là dây thanh đã bị tổn thương. Tùy theo nguyên nhân và mức độ tổn thương dây thanh, cơ địa, bệnh nền cụ thể, mà chuyên gia điều trị mới có thể xem xét áp dụng phương pháp này.
Trường hợp liệt dây thanh quản cả 2 bên
Để khai thông đường thở, có 2 phương pháp chính giúp mở khí quản. Tuy nhiên, đó có thể là khai thông tạm thời hoặc khai thông dài hạn. Hai phương pháp đó là:
Phẫu thuật cắt sụn phễu một bên
+ Ưu điểm: giúp mở được thanh môn và cải thiện đường thở.
+ Hạn chế: có thể gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng giọng nói sau khi phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt phần sau dây thanh
+ Có ba cách để cắt phần sau dây thanh, đó là nội soi, phẫu thuật mở hoặc cắt bằng laser.
+ Ưu điểm: tăng khả năng mở đường thở dài hạn, chất lượng giọng nói được cải thiện tốt.
+ Hạn chế: chi phí thực hiện cao và đòi hỏi trình độ chuyên môn của người thực hiện.
Các chuyên gia tai mũi họng đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp bệnh nhân sớm phát hiện và điều trị liệt dây thanh quản. Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.