Lở miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và nên ăn gì?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Lở miệng (loét miệng) là tình trạng vô cùng phổ biến. Nguyên nhân có thể là chủ quan hoặc khách quan. Cần lưu ý, đây cũng là một dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến khoa tai mũi họng. Tìm hiểu Lở miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và nên ăn gì? để biết chính xác bản thân có đang bị bệnh không, và cách chữa nhanh khỏi lở miệng.

BỊ LỞ MIỆNG: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

Lở miệng (loét miệng) là gì?

Lở miệng hay còn gọi là nhiệt miệng. Đó là những vết loét có dạng hình tròn, hay bầu dục. Xuất hiện ở bất kì chỗ nào trong vòm họng, thường xuyên nhất là ở niêm mạc má và lưỡi. Lở miệng gây cảm giác vô cùng rát, khó chịu khi ăn hoặc uống thức ăn có vị cay, nóng.

Nếu nguyên nhân là do bệnh lý gây ra, khi các vết loét tạo mũ sẽ gây viêm nhiễm các cơ quan ở vùng họng. Ảnh hưởng đến xoang và tai, mũi.

Do đâu lại bị lở miệng?

+ Do thói quen ngủ nghiến răng, hay cắn vào mặt trong của má. Dẫn đến viêm nhiễm niêm mạc má. Các loại virus gây nhiễm trùng như Herpes SImplex liên quan đến bệnh mụn rộp sinh dục.

+ Do thường xuyên stress, mệt mỏi, làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý.

+ Do thiếu các chất thiết yếu trong cơ thể như kẽm, sắt, folic, các axit amin hoặc vitamin (điển hình là vitamin B12),

Do đâu lại bị lở miệng?

Triệu chứng thường gặp của loét miệng

+ Một vết lở hoặc vết loét gây đau bên trong miệng, trên lưỡi, vòm miệng (phần sau của vòm miệng), hoặc bên trong má.

+ Vết loét trong miệng có hình tròn, màu trắng, hoặc xám, viền màu đỏ.

+ Đau bụng, kèm tiêu chảy, đặc biệt nặng hơn khi ăn chế độ chứa nhiều chất béo.

+ Hay cảm thấy đầy hơi

+ Tính tình trở nên cáu gắt.

+ Sắc mặt hay xanh xao.

+ Có dấu hiệu bị sụt cân.

Nhiều trường hợp bị lở loét nặng, có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu sau:

+ Sốt siêu vi hoặc sốt cao.

+ Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, không có sức.

+ Có dấu hiệu sưng bạch huyết.

Nếu người bệnh có thêm các dấu hiệu khác đi kèm, cần liên hệ các cơ sở y tế trên địa bàn để được thăm khám và điều trị ngay.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG, CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG LỞ LOÉT MIỆNG

Lở miệng: Người bệnh nên ăn gì để giảm vết loét?

Uống nước trà xanh

Lá trà xanh có công dụng làm mát, kháng viêm hiệu quả.

Dùng trà xanh để pha nước uống, ngày uống 2 lít sẽ giúp cơ thể không bị thiếu nước. Điều này giúp điều trị nhiệt miệng vô cùng công hiệu.

Uống nước khế

Khế có vị chua do đó có tác dụng chữa nhiệt miệng khá tốt, giúp thanh nhiệt.

Lưu ý là chỉ nên sử dụng khế chua để trị bệnh thay vì khế ngọt.

Có thể lấy từ 2-3 quả đem cắt lát mỏng hoặc giã nát, cho vào nồi đổ nước và đun sôi. Mỗi ngày dùng hỗn hợp trên để ngậm khoảng vài phút sau đó nuốt dần.

Dùng nước ép từ quả cà chua

Người bị nhiệt miệng nên ăn cà chua bởi tính chua thanh và ngọt nhẹ có tác dụng giúp cơ thể thanh nhiệt.

Hoàn toàn có thể dùng cà chua để ăn sống mỗi ngày khi bị nhiệt miệng. Hoặc có thể ép lấy nước uống mỗi ngày, uống từ 2-4 lần/ ngày

Dùng các loại rau xanh chế biến thức ăn

Người bị lở miệng nên ăn những loại rau diếp cá, rau má: ăn sống, nấu canh hoặc xay lấy nước uống từ 2-3 lần mỗi ngày, để thanh mát cho cơ thể.

Trị nhiệt miệng bằng các loại hạt, đậu

Sử dụng hạt sen, đậu xanh, đậu đen để nấu nước uống, nấu chè.

Có thể hầm cùng các loại thực phẩm khác dùng để ăn trong ngày.

Các món ăn từ các loại hạt, đậu sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, điều trị tốt bệnh nhiệt miệng.

Khi bị lở miệng nên ăn những gì?

Xây dựng phong cách, thói quen sống khoa học

+ Làm việc và nghỉ ngơi có giờ giấc, không vắt kiệt bản thân.

+ Chế độ tập thể dục đều đặn. Giúp cải thiện sức khỏe, sức cơ, cân bằng và điều phối.

+ Chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất. Theo nghiên cứu cho thấy, ăn ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3 (có trong dầu oliu, dầu cá) là có ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu khác để chứng minh.

+ Giảm căng thẳng, tránh stress kéo dài. Stress có thể làm các triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn. Yoga, thái cực quyền, mát xa, thiền hay hít thở sâu có thể giúp cải thiện bệnh.

+ Hạn chế dùng đồ uống và thức ăn có vị nóng, cay, mặn, hoặc trái cây họ cam quýt;

+ Thường xuyên súc miệng bằng nước muối vào buổi sáng khi thức dậy.

+ Không lạm dụng nhai kẹo cao su.

+ Cần đánh răng nhẹ nhàng, dùng bàn chải có lông mịn để đánh. Nên dùng chỉ nha khoa hàng ngày thay cho tăm.

Các hoạt động kể trên sẽ giúp phòng ngừa hay hạn chế tối đa tình trạng lở loét miệng trở nên trầm trọng hơn. Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Các chuyên gia tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng giải đáp. Hãy liên hệ qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.
Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342