Cách trị đau rát họng tại nhà dễ làm và những lưu ý

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Nhiều người cho rằng cứ bị đau rát họng thì nên tìm mua kháng sinh để kháng khuẩn, diệt virus. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh không phải tự ý dùng là hiệu quả. Cách trị đau rát họng tại nhà dễ làm và những lưu ý sẽ trình bày các cách đơn giản để người bệnh dễ dàng áp dụng.

TOP 5 CÁCH TRỊ ĐAU RÁT HỌNG TẠI NHÀ

Dùng nước muối - Giải pháp hàng đầu trị đau rát họng

Tác dụng của nước muối

+ Nhờ vào đặc tính sát trùng cao nên nước muối có tính tiêu viêm, kháng khuẩn, làm dịu lớp niêm mạc.

+ Bên cạnh đó, còn giúp loãng đờm, thông cổ, giúp ăn uống dễ nuốt hơn.

+ Ngoài trị đau rát họng, cách này còn được ứng dụng để giảm đau họng. Đặc biệt là bệnh nhân bị viêm Amidan, viêm thanh quản, trào ngược dạ dày.

+ Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng: nếu duy trí súc miệng nước muối mỗi sáng sẽ giúp ngừa tốt các bệnh về đường hô hấp.

Hướng dẫn các bước

+ Cho 1 muỗng muối ăn (nếu muối biển càng tốt) vào 300ml nước ấm (có thể uống được).

+ Sau đó, khuấy đều tay đến khi muối tan hoàn toàn trong nước.

+ Dùng nước muối để súc miệng 2 lần để diệt khuẩn khoang miệng. Nên uống 1 chút nước vào để làm sạch thực quản.

+ Dùng phần nước còn lại để ngậm trong 5 phút. Mục đích là làm sát khuẩn triệt để còn tích tụ lại trong khoang miệng.

+ Nên súc miệng 2 - 3 lần mỗi ngày để giảm nhanh các triệu chứng ở họng.

Các cách trị đau rát họng tại nhà dễ làm

Có nên dùng rễ cam thảo trị đau họng tại nhà?

Tác dụng của rễ cam thảo

+ Theo Đông Y, rễ cam thảo có tính bình, lại có vị ngọt nên tốt cho hệ hô hấp và tiêu hóa.

+ Theo Tây Y, trong rễ có chứa acid Glycyrrhizin. Nhờ vậy mà có tính kích thích tiết dịch ở phế quản, làm giảm độ đặc quánh của đờm ở họng. Bên cạnh đó, acid này còn có tính kháng khuẩn, kháng virus và nấm hiệu quả.

+ Vì vậy, rễ cam thảo luôn dược đánh giá là thảo dược trị bệnh về họng, giảm nhanh các triệu chứng thường gặp như ho có đờm, viêm họng.

Hướng dẫn các bước

Có nhiều cách chế biến rễ cam thảo để trị đau rát họng tại nhà. Sau đây là 2 cách phổ biến nhất:

Cách 1: Nhai thật kĩ để lấy nước

+ Thái rễ thành các lát sao cho vừa miệng để nhai.

+ Mỗi lần nhai vài lát, nhai thật kĩ để ra nước. Nuốt nước trực tiếp, đến khi khô thì nhả bã.

+ Nên dùng đều đặn vài lần trong ngày để giảm nhanh cảm giác đau rát và khó chịu ở cổ họng.

Cách 2: Pha trà để uống

+ Dùng 5gram rễ cam thảo đã rửa sạch.

+ Bỏ vào hãm cùng 250ml nước sôi trong 15 – 20 phút, để ra thành trà.

+ Uống nhâm nhi từng ngụm trà nhỏ để thẩm thấu vào lớp niêm mạc ở hầu họng, thanh quản, khí quản và thực quản.

Trị rát họng tại nhà bằng củ cải trắng

Tác dụng của củ cải trắng

+ Theo Y học cổ truyền, củ cải trắng có tính tiêu thũng, giúp lưu thông khí ở phổi và tiêu đờm.

+ Theo Tây Y, củ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đã được chứng minh có khả năng ức chế vi khuẩn gram dương hoạt động.

+ Củ cải trắng là bài thuốc được đánh giá là một liệu pháp hỗ trợ trị bệnh hô hấp, bên cạnh tân dược.

Hướng dẫn các bước

+ Đem khoảng 1 đến 2 củ cải trắng rửa sạch với nước. Sau đó, cạo vỏ và cắt thành dạng sợi.

+ Đem trộn sợi với 1 ít đường phèn (hoặc mật ong). Rồi cho vào hũ đậy kín khí và để qua đêm.

+ Sáng hôm sau, mở hũ ra và lấy chắt nước uống. Nên lấy vừa đủ và vặn kín lại, để dùng lần sau.

+ Uống thường xuyên 2 - 3 ngày sẽ giúp giảm nhanh cơn ho và tình trạng đau rát họng công hiệu.

Lê hấp táo đỏ hỗ trợ giảm đau họng ở trẻ nhỏ

Tác dụng của lê hấp táo đỏ

+ Đây là bài thuốc giảm đau họng từ dân gian truyền lại. Lợi dụng tính ngọt từ lê và táo đỏ mà vị dễ chịu, dễ uống cho đối tượng trẻ em nhỏ.

+ Lê có tính mát, vị ngọt, giúp tiêu đờm, nhuận phế hiệu quả. Táo đỏ lại giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

+ Lê hấp táo đỏ giúp kết hợp tính năng của 2 loại thảo dược này. Từ đó, giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng đau họng, ho khó chịu.

+ Ngoài trẻ em, bài thuốc này cũng phù hợp với đối tượng phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.

Hướng dẫn các bước

+ Lấy 1 quả lê lớn rồi rửa sạch, cắt đôi ra để nạo bỏ phần ruột.

+ Tiếp đến, thái nhỏ gừng và táo đỏ thành từng sợi.

+ Cho tất cả vào bên trong quả lê đã nạo ruột, thêm vào bên trên 1 ít đường phèn (hoặc mật ong).

+ Đem chưng cách thủy trong thời gian khoảng chừng 15 – 20 phút. Lưu ý nên để lửa nhỏ.

+ Lấy ra để nguội và dùng ăn khi còn ấm.

Dùng gừng tươi chữa rát họng theo dân gian

Tác dụng của gừng tươi

+ Theo Đông Y, gừng tươi có vị cay, tán phong hàn, cầm ho và giữ ấm cơ thể. Quan trọng là gừng còn có tính chỉ thống, hay còn gọi là giảm đau.

+ Theo Tây Y, hợp chất Gingerol trong gừng có khả năng kháng virus RSV hiệu quả. Đây là chủng có độ phổ biến cao, gây ra chứng cảm lạnh và viêm họng.

Hướng dẫn các bước

Tương tự như rễ cam thảo, gừng tươi có nhiều cách chế biến để làm thuốc. Dưới đây là 3 cách được nhiều người dùng nhất:

Cách 1: Ngậm gừng trực tiếp

+ Lấy gừng tươi rửa sạch, thái thành từng lát mỏng vừa miệng.

+ Ngậm trực tiếp các lát gừng tươi. Nên ngậm sát ở vùng hầu họng để các hoạt chất thẩm thấu tốt hơn.

+ Nên áp dụng ngậm nhiều lần trong nhiều ngày để trị đau rát họng hiệu quả tại nhà.

Cách 2: Làm trà gừng

+ Rửa sạch gừng và sắc từng lát mỏng.

+ Hãm cùng 250ml nước sôi trong khoảng 10 đến 15 phút.

+ Sau đó thêm 1 ít mật ong nguyên chất vào, khuấy đều tay. Dùng khi trà còn ấm.

+ Nên dùng trước khi ngủ để đảm bảo cổ họng không hoạt động và ngủ được ngon giấc hơn.

Cách 3: Làm cháo, súp gừng

+ Cháo hoặc súp là món ăn quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.

+ Sau khi làm xong nồi cháo hoặc súp, thêm vài lát gừng đã chuẩn bị. Sau đó khuấy đều tay.

+ Ngoài trị đau họng thì cháo gừng hoặc súp gừng còn có tác dụng giữ ấm cơ thể vô cùng hiệu quả.

CHÚ Ý KHI ÁP DỤNG CÁCH TRỊ ĐAU RÁT HỌNG TẠI NHÀ

Hạn chế khi tự điều trị đau rát họng

+ Mức độ hiệu quả của các bài thuốc phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng và cơ địa của bệnh nhân.

+ Đối với trường hợp bị chứng viêm trở nặng thì không áp dụng được.

+ Cách làm tại nhà cần nhiều thời gian hơn để thẩm thấu và phát huy tác dụng.

Chú ý khi dùng các cách trị đau họng tại nhà

Thức ăn mà người đau rát họng nên ăn

Người bệnh nên lựa chọn thức ăn nào thật mềm, dễ nhai, dễ nuốt, có tính ấm cũng góp phần làm ấm và diệt khuẩn ở họng. Có thể kể đến các mon ăn như:

+ Khoai tây nghiền, không nên chiên dầu sẽ gây ngứa cổ.

+ Canh và súp nên để ấm, không dùng kèm với ớt.

+ Mì nước, không nên bỏ bột nêm vào, sẽ gây kích thích niêm mạc thực quản.

+ Cháo yến mạch.

+ Rau xanh đã nấu chín, hỗ trợ làm chất bôi trơn, tạo xơ dễ nuốt.

+ Các món tráng miệng làm từ Gelatin (thạch, rau câu…).

+ Sữa chua, hoặc sinh tố, nước ép trái cây.

Thức ăn mà người đau rát họng cần tránh xa

Trái lại với thực phẩm nên ăn, các loại mà người bệnh cần tránh xa khi dùng cách trị đau rát họng tại nhà là: có tính chất kích ứng cổ họng, gây ngứa, dễ sinh viêm. Cụ thể gồm:

+ Món ăn có vị cay, chua hoặc nồng mùi vị đặc trưng.

+ Các loại nước có ga, nhất là khi uống lạnh.

+ Các thức uống có độ cồn hoặc kích thích như bia, cafe.

+ Món ăn có chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến cổ họng khó nuốt.

+ Món ăn có nhiều khía cạnh và cứng, hoặc làm từ bột như bánh mì, bánh quy.

+ Trái cây có tính acid nhiều như cam, bưởi.

Các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu đã tổng hợp cách làm và lưu ý khi trị đau rát họng tại nhà. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342