Nên dùng thuốc giảm ho nào trị ho hiệu quả?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể. Nhiều người cảm thấy phiền, nhưng nhờ ho mà đường hô hấp luôn sạch sẽ, tống được các dị vật ra ngoài. Tuy nhiên, nếu ho thường xuyên thì đó lại là triệu chứng bệnh. Nên dùng thuốc giảm ho nào trị ho hiệu quả? sẽ kể tên các thuốc để người bệnh tham khảo.

CÁC DẠNG HO VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA HO

Ho có bao nhiêu dạng?

Theo y học thì ho bệnh lý được chia thành 5 loại, cụ thể gồm:

+ Ho khan: do thiếu nước ở cổ nên cảm giác khan nóng khi ho.

+ Ho có đờm: đờm nhiều ở cổ, khi ho sẽ vô cùng khó thở vì đờm cứ trào lên họng.

+ Ho gà: ho nhiều, khó kiểm soát, có giai đoạn hít vào thật sâu nghe như tiếng gà gáy.

+ Ho lưỡng thanh (ho hai âm): âm trầm và âm cao xen lẫn nhau do thương tổn dây thần kinh quặt ngược.

+ Ho tắc tiếng: ho đến dây thanh quản bị tổn thương, không nói ra tiếng.

Nguyên nhân do đâu lại ho?

Kích thích do bị viêm

+ Viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm phổi…

Kích thích từ các chất hóa học

+ Khói thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử.

+ Dùng thuốc điều trị tăng huyết áp (đặc biệt là nhóm ức chế men angiotensin).

Kích thích từ môi trường sống

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, khói bụi có thể là nguyên nhân gây các bệnh hô hấp hoặc khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Kích thích do thay đổi nhiệt độ

+ Thời tiết bỗng nhiên trở nên quá nóng hoặc quá lạnh so với bình thường.

Nên dùng thuốc giảm ho nào trị ho hiệu quả?

CÁC NHÓM THUỐC GIẢM HO PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Thuốc giảm ho trung ương

Hoạt chất Codein

+ Codein có tác dụng giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho, nhưng làm khô và tăng độ quánh của dịch tiết phế quản.

+ Dùng codein trong trường hợp ho khan gây khó chịu, mất ngủ và trong các chứng đau nhẹ và vừa.

+ Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với thuốc, trẻ em dưới 1 tuổi, bệnh gan, suy hô hấp, phụ nữ có thai.

Hoạt chất Dextromethorphan

+ Thuốc có tác dụng ức chế trung tâm ho, nên có tác dụng chống ho tương tự codein, nhưng ít gây tác dụng phụ hơn.

+ Dextromethorphan chỉ định tốt trong trường hợp ho khan, mạn tính và không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi, đang điều trị bằng thuốc ức chế monoaminoxydase (MAO).

+ Đối với người có nguy cơ hoặc đang suy giảm hô hấp, tiền sử bị hen, dị ứng khi dùng cần hết sức thận trọng.

Thuốc giảm ho ngoại biên

+ Có tác dụng làm giảm nhạy cảm của các receptor gây phản xạ ho ở đường hô hấp.

+ Có thể dùng mật ong, glycerol (làm dịu ho do có tác dụng bảo vệ, bao phủ các receptor cảm giác ở họng); benzonatat, bạc hà còn gọi là menthol (có tác dụng gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho nên làm giảm ho).

Ngoài ra, còn có 2 nhóm thuốc thường được dùng chung với thuốc giảm ho. Đó là:

Nhóm thuốc tiêu đàm

+ Làm giảm độ quánh đàm nhưng không tăng thể tích đàm, giúp khạc đàm dễ hơn.ví dụ : Acemuc, Bromhexin, Ambroxol.

Nhóm thuốc giãn phế quản

+ Thăm dò chức năng hô hấp, ngăn co thắt phế quản trong điều trị hen. Ví dụ : Salbutamol, Terbutalin.

ĐIỂM DANH TÊN THUỐC GIẢM HO THƯỜNG DÙNG

Thuốc Terpin codein

Chỉ định điều trị

+ Điều trị các chứng ho gió, kho khan, ho do nhiễm lạnh.

+ Các chứng ho do viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phế quản phổi cấp và mãn tính, viêm khí quản co thắt, khan tiếng, bệnh nhân ho có đau nhẹ và vừa.

Chống chỉ định

+ Bệnh nhân có triệu chứng ho do bệnh nền hen suyễn.

+ Bệnh nhân đang ở tình trạng suy hô hấp.

+ Đối tượng trẻ nhỏ dưới 30 tháng tuổi.

Thận trọng khi dùng thuốc

+ Không dùng rượu để uống thuốc.

+ Tránh kết hợp với các thuốc chống ho khác và các thuốc có tác dụng làm khô dịch tiết loại Atropin.

+ Lưu ý khi phối hợp với các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác (gây tăng ức chế thần kinh trung ương), các dẫn xuất khác của morphin (gây ức chế hô hấp).

Thuốc Dextromethopan

Chỉ định điều trị

+ Điều trị chứng ho do họng & phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông thường hoặc khi hít phải các chất kích thích.

+ Ho không đờm, mãn tính.

Chống chỉ định

+ Quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc.

+ Không dùng với trẻ dưới 2 tuổi.

Thận trọng khi dùng thuốc

+ Lưu ý khi dùng với thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế thần kinh trung ương, Quinidin.

Các loại thuốc giảm ho được dùng phổ biến hiện nay

Thuốc Amuco 750V

Chỉ định điều trị

+ Điều trị hỗ trợ trong các bệnh lý đường hô hấp có tăng tiết chất nhầy, bao gồm cả bệnh tắc nghẽn đường hô hấp mạn tính.

Chống chỉ định

+ Quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc.

+ Bệnh nhân đang trong tình trạng loét đường tiêu hóa cấp.

Thận trọng khi dùng thuốc

+ Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày- tá tràng.

+ Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi.

+ Không nên sử dụng thuốc giảm ho cùng lúc với carbocistein.

Thuốc Salbutamol

Chỉ định điều trị

+ Dùng trong thăm dò chức năng hô hấp.

+ Bệnh nhân có cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức.

+ Ðiều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được.

+ Ðiều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính.

+ Viêm phế quản mãn tính, giãn phế nang.

Chống chỉ định

+ Dị ứng với các thành phần của thuốc.

+ Không dùng với thai phụ đang giai đoạn 3 - 6 tháng đầu mang thai.

Thận trọng khi dùng thuốc

+ Tránh dùng kết hợp với các thuốc chủ vận beta không chọn lọc.

+ Không nên dùng kết hợp salbutamol dạng uống với các thuốc chẹn beta (như propranolol).

+ Cần thận trọng khi người bệnh có dùng thuốc chống đái tháo đường. Phải theo dõi máu và nước tiểu vì salbutamol có khả năng làm tăng đường huyết. Có thể chuyển sang dùng insulin.

+ Phải ngừng tiêm salbutamol trước khi gây mê bằng halothan.

+ Khi chỉ định salbutamol cần phải giảm liều thuốc kích thích beta khác nếu đang dùng thuốc đó để điều trị.

LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA ĐA KHOA HOÀN CẦU TPHCM

Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh có triệu chứng ho kéo dài, dù là ho khan hay có đờm, ho gà hay lưỡng thanh, tắc tiếng.

+ Nên đến các trung tâm y tế, cơ sở khám điều trị bệnh tai mũi họng để thăm khám và được chỉ định từ chuyên gia.

+ Nếu tự ý mua thuốc về mà tình trạng ho vẫn không giảm sau 1 tuần. Cần đi khám ngay để các chuyên gia tai mũi họng kịp thời chẩn doán bệnh và can thiệp y học.

Thông tin về nên dùng thuốc giảm ho nào, được tổng hợp từ các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu. Sau khi tham khảo, nếu người đọc có bất kì vấn đề nào chưa rõ liên quan đến tai mũi họng, hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342