Nguyên nhân của viêm tắc vòi nhĩ và cách điều trị

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Vòi trĩ bị tắc có thể ảnh hưởng đến khả năng nghe sau này của người bệnh. Do đó, đối với vấn đề này, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân, hướng khắc phục và điều trị sớm. Vậy thì nguyên nhân của viêm tắc vòi nhĩ là gì? Điều trị ra sao? Thông tin bên dưới để bạn tham khảo.

TẮC VÒI NHĨ LÀ BỆNH GÌ?

Vòi nhĩ có chức năng đảm bảo cho sự cân bằng khí áp giữa trong và ngoài màng nhĩ, dẫn lưu dịch tiết ở tai giữa ra ngoài. Vòi nhĩ giúp duy trì hoạt động của hệ thống truyền âm và ngăn chặn sự nhiễm khuẩn ngược dòng từ họng mũi lên tai giữa.

Sự nhiễm khuẩn của mũi và xoang cạnh mũi cũng có thể liên quan đến vòi nhĩ, ảnh hưởng chức năng vòi nhĩ và gây hậu quả ù tai, nặng tai, nghe kém và viêm tai giữa.

Khi bị viêm mũi họng, niêm mạc vùng mũi họng sẽ sưng nề trong đó niêm mạc gần cửa vào vòi nhĩ cũng sẽ sưng lên và gây tắc vòi nhĩ. Nặng hơn nữa là vi khuẩn từ mũi họng vào vòi nhĩ làm viêm vòi nhĩ, lúc này không chỉ cửa vòi nhĩ bị tắc mà cả chiều dài của vòi nhĩ cũng sẽ bị viêm tắc. Nếu không điều trị bệnh sớm và đúng cách sẽ tiến sâu hơn gây viêm tai giữa.

NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG VIÊM TẮC VÒI NHĨ

Khi bị viêm tắc vòi nhĩ, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng như sau:

+ Ù tai, nghe kém, rõ rệt với các tiếng trầm thường có tiếng tự vang , ví dụ như (nghe thấy mình nói to, vang hơn).

+ Có cảm giác vướng vướng, tức hoặc nặng ở trong tai.

+ Khám tai sẽ thấy màng tai bị lõm vào, mất tam giác sáng, cán búa nằm ngang ra sau và nổi rõ hơn.

Khi có triệu chứng trên, người bệnh cần nên quan tâm, nhận biết sớm và nên đi khám tại cơ sở y tế để được hướng dẫn chăm sóc điều trị hợp lý.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

NGUYÊN NHÂN CỦA VIÊM TẮC VÒI NHĨ LÀ GÌ?

Theo các chuyên gia chuyên khoa tai mũi họng thì nhĩ có thể bị tắc, bị cản trở bởi nhiều lý do.

+ Nguyên nhân phổ biến nhất thường là “cảm cúm” (nhiễm khuẩn đường hô hấp trên)

+ Do viêm mũi xoang, nhất là bị viêm xoang sau mạn mủ.

+ Trẻ em bị tắc vòi nhĩ vì vòi nhĩ của chúng hẹp về đường kính, hướng thiên về ngang và phần đầu thông khoang mũi gần với amidan.

+ Mô amidan ở phía sau mũi gần vòi nhĩ đóng vai trò giống như một ổ chứa vi khuẩn, góp phần làm tái phát các bệnh nhiễm khuẩn tai.

+ Do thay đổi áp lực không khí đột ngột như: đi máy bay, lặn hay làm việc trong buồng khí nén.

+ Do các u lành hay u ác tính ở vòm như: u xơ hay polyp vòm họng, thoái hóa đuôi cuốn dưới, ung thư vòm họng,…

Viêm tắc vòi nhĩ cũng hay xảy ra vào mùa xuân hoặc đông kéo theo việc tăng tần suất trẻ bị viêm tai giữa trong những mùa này cao hơn bình thường. Nguyên nhân do khi thời tiết trở lạnh là môi trường vô cùng thuận lợi để các loại vi khuẩn và virus gây bệnh hoạt động mạnh trong khi sức đề kháng của trẻ yếu.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM TẮC VÒI NHĨ NHƯ THẾ NÀO?

Về hướng điều trị bệnh viêm tắc vòi nhĩ

Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Phổ biến là điều trị bằng thuốc:

Sử dụng thuốc kháng sinh để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm tắc vòi nhĩ là phương pháp phổ biến. Tuy nhiên, thuốc phải được chuyên gia kê đơn phù hợp với tác dụng: kháng viêm, giảm đau, giảm ù tai,… cải thiện triệu chứng tốt hơn.

Điều trị tắc vòi nhĩ bằng phương pháp ngoại khoa: Trường hợp viêm tắc vòi nhĩ kéo dài hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị, chuyên gia có thể xem xét chỉ định can thiệp phẫu thuật. Mục đích của phương pháp này là giúp dẫn lưu chất lỏng tích tụ sau màng nhĩ ra ngoài, cải thiện các triệu chứng viêm tai khó chịu, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Các hướng phòng tránh viêm tắc vòi nhĩ

Khi bị rối loạn chức năng vòi nhĩ, người bệnh sau khi điều trị nên có những biện pháp để làm tăng chức năng vòi nhĩ và tránh chấn thương ở tai bao gồm”

+ Hạn chế những hoạt động có sự thay đổi áp lực nhanh như: Đi máy bay, thay đổi độ cao hoặc hoạt động lặn sâu dưới nước.

+ Trong trường hợp đi máy bay, người bệnh nên nuốt nước bọt thường xuyên hoặc nhai kẹo cao su khi hạ cánh để giúp thông khí ở vòi nhĩ.

+ Với trường hợp thợ lặn sẽ gây chấn thương áp lực lớn hơn so với đi máy bay. Vì vậy, những người bị rối loạn chức năng vòi nhĩ lưu ý xuống nước từ từ để tránh gây áp lực âm cao trong hõm tai.

+ Khi bị nhiễm khuẩn ở mũi, người bệnh không nên tự thổi tai để tránh gây nhiễm khuẩn tai giữa do vi khuẩn.

+ Khi phát hiện có các dấu hiệu bất thường ở tai, người bệnh nên chủ động đi khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và chữa trị sớm. Bệnh nhân sẽ được khám và nội soi kỹ lưỡng để đánh giá tình tình.

Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu với đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị hiện đại, máy móc/ phương pháp khám chữa bệnh tiên tiến mang lại kết quả nhanh chóng, chính xác, kết quả chữa trị tối ưu,…

Phòng khám chuyên về tai mũi họng làm việc các ngày trong tuần, bao gồm cả T7 – CN và những ngày Lễ Tết, hỗ trợ bệnh nhân có thể dễ dàng đăng ký khám hợp lý, được hỗ trợ chọn khung giờ khám phù hợp (8h – 20h).

Mong rằng những thông tin về nguyên nhân của viêm tắc vòi nhĩ và cách điều trị sẽ giúp bạn phần nào có thêm thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hãy nhấp vào Khung Chat bên dưới để được chuyên gia giải đáp.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342