Nguyên nhân gây hôi miệng và cách xử lý hiệu quả

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Hôi miệng là dấu hiệu báo tình trạng sức khỏe gặp vấn đề. Gần như bạn có thể bắt gặp vài người mắc chứng hôi miệng hoặc chính mình cũng có bệnh mà không biết. Nhai kẹo cao su hay xịt thơm miệng cũng chỉ là biện pháp tạm thời mà không thể giúp bạn giải quyết triệt để. Vậy, nguyên nhân hôi miệng là do đâu và cách khắc phục hiệu quả là gì? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TÌNH TRẠNG HÔI MIỆNG

Rất dễ dàng để nhận biết miệng của bạn bị hôi qua một số dấu hiệu sau đây:

Buổi sáng hơi thở có mùi hôi đặc biệt khó chịu

Bệnh lý về răng miệng như là sâu răng, viêm lợi hay viêm nha chu xuất hiện liên tục

♦ Răng bạn có những mảng bám cùng cao rau và nơi tích tụ nhiều vi khuẩn gây ra mùi khó chịu.

Khoang miệng ít nước bọt và cảm giác khô hốc

♦ Đặc biệt thực trạng đáng báo động hiện nay đó là ở nước ta có đến 90% người dân mắc phải các bệnh lý về răng miệng mà cụ thể là bệnh sâu răng gây ra tình trạng miệng hôi khó chịu.

NGUYÊN NHÂN GÂY HÔI MIỆNG

Tình trạng hôi miệng xuất hiện bởi sự phân hủy protein của những vi sinh vật cùng thức ăn ở miệng gây ra sự bay hơi gốc sulfur gây ra những mùi khó chịu. Cụ thể hôi ở miệng có thể do một số những nguyên nhân như là:

Hôi miệng gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống

Các vấn đề về răng miệng gây nên bệnh hôi miệng nghiêm trọng

Hơi thở hôi vào buổi sáng: Đa số mọi người có hơi thở hôi với mức độ khác nhau khi thức dậy sau giấc ngủ đêm. Điều này là bình thường và xảy ra là do miệng bị khô và tù đọng suốt đêm. Rất dễ nhận ra tình trạng này khi lưu lượng nước bọt tăng nhanh ngay sau khi bắt đầu ăn sáng.

Khô miệng: Hôi miệng liên quan với chứng khô miệng có nguyên nhân từ sự suy giảm cơ chế chải rửa bắt nguồn từ sự giảm lưu lượng nước bọt. Nguyên nhân phổ biến nhất là do giấc ngủ đêm. Các nguyên nhân gây khô miệng khác gồm có: sự mất nước, là tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc chống suy nhược Tricyclic, hay là triệu chứng của một số bệnh như: hội chứng Sjogren và biến chứng xạ trị vùng đầu mặt cổ.

Đồ ăn, thức uống và thuốc: Hóa chất trong thức ăn có thể đi vào dòng máu, và sau đó đưa vào phổi. Đa số mọi người quen với mùi tỏi, mùi đồ ăn cay và mùi thức uống chứa cồn trong hơi thở của người vừa mới dùng loại thực phẩm này. Nhiều loại thực phẩm và thuốc khác có thể làm hơi thở có mùi. Nếu thuốc gây ra tình trạng này, người bệnh nên trao đổi với chuyên gia để có phương án thay thế. Các thuốc liên quan hôi miệng bao gồm: Betel, Chloral hydrate,Dimethyl Sulfoxide, Disulfiram, một số thuốc hóa trị như: Phenothiazines và Amphetamines.

Hút thuốc: là một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh hôi miệng, vì khi hít khói thuốc vào, mùi hôi của hơi thở sẽ theo khói thuốc được đẩy ra ngoài. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ bệnh nướu tiến triển – một nguyên nhân khác gây hôi miệng.

Ăn kiêng hay tuyệt thực: Có thể làm hơi thở có mùi ngọt bệnh lý. Điều này là do hóa chất có tên là Ketones tạo ra trong quá trình phân hủy chất béo.

Các vấn đề về mũi và viêm xoang dẫn đến tình trạng hôi miệng

Nếu như bạn bị mắc phải các bệnh lý về mũi hoặc xoang như là viêm xoang hoặc viêm mũi xoang cấp mạng nó cũng làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. Đồng thời những bệnh lý như là bệnh viêm tuyến bã nhờn vùng tiền đình mũi, ung thư, polyp mũi xoang hay có dị vật ở mũi cũng gây ra tình trạng hôi miệng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng

Một số bệnh lý khác

Nếu bạn bị tình trạng trào ngược dịch vị dạ dày, bị mắc các bệnh như viêm amidan, viêm họng hay ung thư vòm họng cũng gây ra tình trạng hôi miệng…

Nếu bạn bị bệnh chai gan cũng làm cho hơi thở có mùi hôi như mùi tỏi hoặc mùi trứng thối, nếu bạn bị bệnh thận hư sẽ làm xuất hiện mùi tanh ở vòm miệng, nếu bạn bị bệnh tiểu đường thì miệng sẽ có mùi táo thối…

Ngoài ra phụ nữ ở kỳ kinh nguyệt thì có sự thay đổi về hormone. Khi đó thì hơi thở sẽ có mùi lưu huỳnh gây hôi miệng.

PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ TÌNH TRẠNG HÔI MIỆNG

1. Đến trung tâm y tế hoặc nha khoa để được thăm khám

Dựa vào kinh nghiệm và lời khuyên từ các chuyên gia của Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu thì giải pháp đầu tiên giúp xử lý tình trạng hôi miệng đó là bạn nên thăm khám để được chuyên gia tìm ra nguyên nhân. Dựa vào nguyên nhân đó thì chuyên gia thực hiện điều trị tình trạng hôi miệng.

Tiến hành thăm khám tình trạng sức khỏe răng miệng định kì tại các trung tâm nha khoa uy tín để phát hiện và điều trị những vấn đề về răng miệng, đó cũng là một phương pháp hữu hiệu để tránh trường hợp miệng bị hôi, gây khó chịu.

2. Chữa trị tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản

Đánh răng ngay sau khi ăn: Việc đánh răng sau khi ăn rất cần thiết giúp hạn chế tốt nhất các tác nhân gây bệnh. Sau khi ăn khoảng 30 phút, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày để đạt được hiệu quả trong việc chữa bệnh.

Dùng  chỉ nha khoa sau khi ăn xong: Việc đánh răng thông thường không thể loại bỏ được các mảng bám vi khuẩn trong kẽ răng. Chỉ nha khoa là một trong những thứ được chuyên gia nha khoa chỉ định dùng để loại bỏ tối đa những mảng bám trong kẽ răng 

Làm sạch lưỡi: Nhiều người có thói quen chải răng mà quên mất lưỡi cũng là một bộ phận cần làm sạch. Bởi lưỡi là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển. Biểu hiện của việc vi khuẩn xâm nhập quá mức đó là lưỡi có màu mảng trắng. Việc làm sạch răng miệng và lưỡi rất có lợi trọng việc loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu. 

Uống nước nhiều: Cung cấp đủ nước cho cơ thể không những tốt cho sức khỏe mà còn rất tốt cho việc chữa bệnh hôi miệng. Đối với những bệnh nhân bị khô miệng mãn tính cần phải có sự can thiệp của các chuyên gia, kê đơn thuốc để kích thích tiết nước bọt hoặc chuẩn bị nước bọt nhân tạo.

 

Cần sớm chữa trị tình trạng hôi miệng

Làm sạch dụng cụ nha khoa: Nếu đang niềng răng hoặc răng giả thì cần phải làm sạch kỹ lưỡng một lần/ ngày để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.

Có chế độ ăn uống hợp lý: Người bị bệnh hôi miệng nên ăn nhiều thức ăn như rau xanh, hoa quả, tránh những loại như hành tây, tỏi, đồ ăn cay nóng, café…thực phẩm nhiều đường.

Chăm sóc răng miệng định kỳ: Cao răng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng nhiều nhất. Do vậy việc lấy cao răng 2 lần / năm cũng là cách tốt cho hơi thở tránh khỏi mùi hôi khó chịu.

Đối với những bệnh nhân bị hôi miệng do một số bệnh lý thì không còn cách khác ngoài việc điều trị dứt điểm những căn bệnh đó. Cần tham khảo một số ý kiến từ các chuyên gia để có phương pháp chữa phù hợp nhất.

Bài viết trên đã chia sẻ ánh nhìn tổng quan về bệnh hôi miệng cùng nguyên nhân và cách xử lý. Những câu hỏi liên quan đến tình trạng hôi miệng cần tư vấn vui lòng liên hệ với chuyên gia của phòng khám Hoàn Cầu ngay!

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342