Phẫu thuật mũi: Phân loại và các điều cấm kị

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Hiện nay hình thức phẫu thuật mũi không còn xa lạ, đặc biệt là nữ giới. Tuy nhiên, không phải bất kì người nào cũng nên thực hiện và cần thực hiện loại phẫu thuật nào. Phẫu thuật mũi: Phân loại và các điều cấm kị sẽ cung cấp thông tin đầy đủ cho người đọc. Cùng tìm hiểu nhá!

VÌ SAO CẦN PHẢI THỰC HIỆN PHẪU THUẬT MŨI?

Vì lí do bệnh lý

Khi bệnh nhân bị cong vẹo vách ngăn mũi hoặc viêm nhiễm mủ quá nhiều do viêm xoang, thì phẫu thuật mũi là cần thiết.

Mục đích: khôi phục lại trạng thái bình thường của mũi, hút hết mủ ra, giúp hô hấp không bị gián đoạn.

Phương pháp này giúp người bệnh khỏe mạnh hơn, không còn cảm giác khó chịu như khó thở, hỉ mũi nhiều, nhức đầu,... Tuy nhiên, tùy trường hợp cụ thể, chuyên gia sẽ dựa trên các kết quả khám lâm sàng và chẩn đoán, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nên không phải lúc nào bệnh nhân cũng được chỉ định phẫu thuật mũi.

Vì nhu cầu làm đẹp

Hiện nay, xã hội đầy đủ về vật chất thì nhu cầu làm đẹp được đề cao. Phần lớn nữ giới đang đầu tư cho bề ngoài chỉn chu, góp phần tự tin hơn trong giao tiếp. Phẫu thuật nâng mũi, chỉnh mũi trở nên thịnh hành. 

Về nguyên tắc, chuyên gia phẫu thuật thẩm mĩ sẽ lấy các chất liệu từ cơ thể như sụn sường, xương mào chậu,... nhằm tạo hình sống mũi trở nên cao hơn và vuông vắn, sắc nét khuôn mặt hơn.

Phẫu thuật mũi vì nhu cầu làm đẹp

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT MŨI HIỆN NAY

Nâng sống mũi cấu trúc

Đây là khái niệm được dùng nhiều trong nâng mũi. Bản chất nâng sống mũi cấu trúc là một loạt 3 loại phẫu thuật liên tiếp nhau, cụ thể gồm:

Phẫu thuật lấy chất liệu

+ Chuyên khoa sẽ lấy chất liệu từ chính cơ thể bệnh nhân như các sụn ở vách mũi, vành tai, có trường hợp lấy cả sụn sườn để dùng.

Phẫu thuật mở cấu trúc đầu mũi

+ Tiếp theo, chuyên gia sẽ mở toàn bộ cấu trúc đầu mũi. Các thành phần như sụn vách mũi, sụn cánh mũi sẽ hiện rõ, bộc lộ ra ngoài.

+ Sau đó dùng các chất liệu vừa lấy được, để làm dài vách ngăn mũi xuống dưới và ra trước, tạo nên một khung sụn đầu mũi hoàn toàn mới.

+ Với người chỉ mong muốn chỉnh lại vách ngăn mũi cho đẹp thì có thể dừng ở bước này.

Phẫu thuật nâng sống mũi

+ Chỉ định cho các trường hợp như mũi ngắn, đầu mũi quá nhỏ hoặc quá lớn, sống mũi ngắn. Đặc biệt dùng cho người bị biến dạng mũi như di chứng khe hở môi vòm miệng.

+ Kết quả của phương pháp này là làm thay toàn bộ tháp mũi.

Chú ý:

+ Nâng sống mũi sẽ làm phá vỡ cấu trúc vốn có của mũi. Vì thế, làm tăng nguy cơ thủng đầu mũi do tăng chiều dài và chiều cao mũi tối đa, trong khi da và tổ chức dưới da không có gì thay đổi.

+ Khi xuất hiện nhiễm trùng hoặc biến chứng sẽ rất khó khắc phục.

Khái niệm mũi S line là gì?

Thật chất, S - line dùng để mô tả đường cong sinh lý đã chỉnh sửa của mũi. Tính từ điểm lượn gốc mũi, theo đường cong thân sống mũi đến điểm lượn tiếp theo ở đầu mũi và đi xuống phần vách mũi.

Điều cần lưu ý:

+ Phương pháp này đã có từ những năm 90 của thế kỉ XX. 

+ S - line sẽ làm phần gốc mũi cao trở nên rất cao, mất điểm lõm tự nhiên ở gốc mũi. Nếu mất điểm lõm, mũi người sẽ giống như mũi chim, mọc ra từ trán. 

+ Hiện nay, có nhiều trung tâm sẽ để không nâng gốc mũi, như vậy mũi sẽ đẹp và thẳng tự nhiên.

Thế nào là chất liệu nâng mũi 5S?

5S được đề cập ở đây là các tính năng của của mũi sau khi ghép, cụ thể: Soft là mềm, Substantial là chắc chắn, Shaped là dễ định hình, S-line là tạo dáng  mũi chữ S, Safe là chất liệu an toàn.

Về chất liệu nâng mũi 5S, có nhiều lựa chọn, chủ yếu là dùng silicon (đạt tiêu chuẩn thẩm mĩ - y tế).

Thành công và nét đẹp sau khi nâng mũi không chỉ phụ thuộc vào chất liệu 5S hay tạo hình mũi S- line, mà phụ thuộc vào khuôn mặt, đặc điểm mũi của từng người.

Thế nào là mũi S-line và chất liệu nâng mũi 5S

TOP 4 ĐIỀU CẤM KỊ KHI PHẨU THUẬT MŨI

Không lạm dụng sụn nhân tạo cố kéo dài đầu mũi

Sụn nhân tạo có tính chất bào mòn da khi đặt sụn nhân tạo vào cả sóng và đầu mũi thì qua thời gian phần sụn sẽ tụt xuống. Giá đỡ cho sụn nhân tạo lúc này là lớp da đầu mũi mỏng manh nên sẽ dễ dàng dẫn đến hiện tượng mỏng, lộ sóng, bóng đỏ, thủng da đầu mũi.

Mấu chốt duy nhất để có thể kéo dài đầu mũi ngắn một cách an toàn là sử dụng sụn vách ngăn.

Không lạm dụng sụn tai để nâng cao sóng mũi

Tính chất đặc biệt của sụn tai là có tính co rút. Vì vậy, sụn tai chỉ phù hợp cho phần đầu mũi giúp bao bọc bảo vệ đầu mũi. Nếu dùng sụn tai cho cả phần sóng mũi, theo thời gian sụn sẽ co rút lại, khiến mũi nhăn nhúm, biến dạng.

Dùng sụn tự thân là tốt nhưng cần áp dụng đúng loại sụn cho đúng chức năng và vị trí của nó. Trong trường hợp muốn nâng cao sóng mũi bằng sụn tự thân thì nên dùng sụn sườn (tính chất sụn thẳng) sẽ mang lại hiệu quả mong đợi.

Với những trường hợp da mũi quá mỏng không nên nâng mũi khi không có vật liệu hỗ trợ

Cấu tạo nhiều người có vùng da mũi rất mỏng, nếu làm như những người bình thường sẽ dễ bị bóng đỏ, lộ sóng, do đó với những trường hợp này cần được kết hợp với các loại vật liệu hỗ trợ, đó là các loại tế bào được chiết xuất từ da người có độ tương thích cao với cơ thể, đảm bảo tính an toàn và lâu dài.

Không nâng cao sóng mũi khi xương sóng mũi quá to bè, hoặc gồ ghề

Nhiều trường hợp có vùng xương sóng mũi to bè, hoặc bị gồ nhưng vẫn đặt sóng lên khiến cho sóng mũi sau khi nâng tuy cao nhưng to thô và giả tạo, hoặc càng gồ ghề khó coi. Trong trường hợp này xương sóng mũi cần được làm chỉnh hình thon gọn lại rồi đặt sóng lên thì mới đảm bảo dáng mũi cao tự nhiên thanh mảnh.

Hơn hết, khi bạn muốn phẫu thuật mũi thì cần đến thăm khám và điều trị ở các cơ sở uy tín, để tránh tiền mất tật mang.

Các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu đã tổng hợp các thông tin tham khảo cần thiết về phẫu thuật mũi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp, nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào. Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342