Polyp thanh quản có tự khỏi không? có nguy hiểm không?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Polyp dây thanh quản có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn là ở người trưởng thành. Nếu không điều trị hoàn toàn, bệnh sẽ ảnh hưởng đến giọng nói và gây khàn tiếng kéo dài. Vậy Polyp thanh quản có tự khỏi không? có nguy hiểm không? theo dõi thông tin bên dưới.

POLYP DÂY THANH LÀ BỆNH GÌ?

Polyp dây thanh là một khối u lành tính ở dây thanh, kích thước của polyp có thể to hoặc nhỏ, có cuống hoặc không có cuống, có thể dẫn đến xuất huyết bên trong, thường gây biến đổi giọng nói ở người mắc bệnh.

Bệnh polyp dây thanh xảy ra thường là do tổn thương phù nề niêm mạc dây thanh kéo dài, dẫn đến thoái hóa niêm mạc tạo polyp dây thanh với các nguyên nhân khác nhau như: Viêm nhiễm vùng họng thanh quản, nói nhiều hoặc nói to kéo dài, lạm dụng giọng nói hoặc do tính chất nghề nghiệp như làm giáo viên, phát thanh viên, hướng dẫn viên du lịch,…

Bên cạnh đó, những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia,… cũng ảnh hưởng vùng họng và dây thanh bị phù nề, gây viêm dây thanh kéo dài và làm tổn thương nặng dẫn đến hình thành polyp dây thanh.

Một yếu tố thuận lợi được cũng đề cập đến là do có sự kích thích cơ học tác động làm dây thanh căng quá mức, từ đó dẫn đến các mạch máu nhỏ trên dây thanh bị vỡ gây tụ máu, hậu quả là khiến polyp xuất huyết dây thanh xuất hiện.

Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt thường có sự thay đổi về nội tiết tố, dây thanh có hiện tượng xuất huyết nhẹ. Nếu như bạn nói nhiều, nói to, la hét, hát liên tục… sẽ làm dây thanh bị tổn thương và dễ gây polyp dây thanh.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH POLYP THANH QUẢN

Rối loạn giọng là triệu chứng xuất hiện đầu tiên cảnh báo bạn có sự xuất hiện của polyp thanh quản. Nguyên nhân là do hai dây thanh âm không khép kín được, dây thanh rung động không đều nên dẫn đến hiện tượng khàn tiếng khi người bệnh nói, giọng hát cũng bị thay đổi.

Mức độ rối loạn giọng nói phụ thuộc vào kích thước của polyp, khi polyp càng to thì khi nói giọng khàn càng nhiều hơn.

Do khàn tiếng nên khi phát âm, người bệnh sẽ nói mệt, hụt hơi và không nói được lâu. Khàn tiếng lúc đầu chỉ xảy ra từng đợt, dần dần sẽ xảy ra liên tục.

Với các loại polyp có chân, khi nói polyp có thể di động khi thanh môn đóng mở, do đó người bệnh sẽ có cảm giác vướng vùng cổ họng như có sợi tóc hay dị vật cản trở, làm cho giọng khàn đặc hơn.

POLYP THANH QUẢN CÓ TỰ KHỎI KHÔNG? CÓ GÂY NGUY HIỂM KHÔNG?

Tác hại chính của polyp dây thanh là làm cho giọng nói của người bệnh bị khàn tiếng liên tục, kéo dài, ảnh hưởng đến công việc nhất là đối với những người có tính chất công việc phải nói liên tục.

 Polyp dây thanh thực sự không trở thành u ác tính, nhưng để có thể khẳng định thì chuyên gia sẽ cắt khối u gửi giải phẫu bệnh để làm xét nghiệm và kết quả quan sát polyp đã nhuộm mô học trên kính hiển vi mới xác định chắc chắn rằng không phải tổn thương ác tính.

Mặc dù Polyp dây thanh là bệnh lành tính, khó phát triển thành u ác tính (ung thư) như các loại polyp khác, nhưng nếu polyp thanh quản với kích thước to có thể làm bệnh nhân khó thở. Khối Polyp sẽ không tự nhiên biến mất, do đó người bệnh cần được chẩn đoán chính xác tổn thương và điều trị kịp thời theo phác đồ phù hợp.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ POLYP DÂY THANH QUẢN NHƯ THẾ NÀO?

Việc chẩn đoán polyp dây thanh thường được thực hiện bằng nội soi thanh quản, đó là sử dụng ống mềm qua đường mũi hoặc ống cứng qua đường miệng. Bằng cách này, chuyên gia sẽ quan sát được chi tiết những tổn thương và đưa ra kết luận, đưa ra phác đồ điều trị.

Điều trị Polyp dây thanh quản khi có triệu chứng nhẹ

Sau một thời gian xuất hiện, polyp sẽ tăng kích thước, tác động đến giọng nói và gây khàn tiếng nhẹ. Lúc này nếu người bệnh đi khám sẽ được chuyên gia tư vấn điều trị bằng phác đồ nội khoa kháng viêm trước khi phẫu thuật.

Điều trị polyp dây thanh quản bằng phẫu thuật

Đối với một số trường hợp polyp dây thanh quản chuyển sang giai đoạn nặng, không điều trị bằng thuốc được thì chuyên gia sẽ can thiệp điều trị bằng phẫu thuật mổ nội soi.

Không phải tất cả trường hợp polyp dây thanh đều phải can thiệp điều trị bằng phẫu thuật. Tùy theo mức độ và giai đoạn bệnh, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Chăm sóc sau điều trị cắt polyp dây thanh

Người cắt polyp dây thanh cần lưu ý những điều sau để hạn chế nhiễm trùng, sớm hồi phục:

+ Người bệnh cần hạn chế nói chuyện ít nhất trong vòng từ 3 – 5 ngày đầu sau phẫu thuật

+ Chú ý không la hét, không ca hát, tằng hắng, ho khạc.

+ Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tránh các thức ăn cứng hoặc gây dị ứng.

+ Kiêng thức uống có cồn, nước ngọt và thuốc lá.

+ Uống thuốc theo toa của chuyên gia và tái khám theo đúng lịch hẹn.

Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu là cơ sở khám và điều trị các vấn đề tai mũi họng uy tín. Do đó, nếu có dấu hiệu nghi ngờ polyp dây thanh thì có thể tìm đến phòng khám để được đội ngũ chuyên gia chuyên khoa khám, chẩn đoán và điều trị theo phương pháp tiên tiến.

Phòng khám hoạt động các ngày trong tuần, kể cả T7 – CN và ngày nghỉ Lễ Tết (8h – 20h). Chi phí khám và điều trị bệnh tai mũi họng tại đây được niêm yết rõ ràng, áp dụng mức giá khám chung cho cả trong và ngoài giờ hành chính, do đó mọi người có thể an tâm.

Bạn đã nắm được thông tin Polyp thanh quản có tự khỏi không? có nguy hiểm không? mọi thắc mắc cần chuyên gia tư vấn thêm, có thể trao đổi bằng cách nhấp vào Bảng Chat bên dưới.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342