[Lưu ý] Thuốc ho long đờm không tự ý sử dụng
Thuốc ho long đờm còn được gọi là thuốc ho loãng đàm, thuốc làm tiêu chất nhầy và trị ho hiệu quả. Tuy nhiên, hiện tượng lạm dụng, tự tiện dùng thuốc ngày càng nhiều. [Lưu ý] Thuốc ho long đờm không tự ý sử dụng là lời khuyên từ các chuyên gia. Đọc ngay để có thêm kiến thức nhá!
TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ THUỐC HO LONG ĐỜM
Ho là gì?
Ho là phản ứng thông thường của hệ hô hấp, giúp tống khứ bụi bẩn, làm sạch đường thở. Tuy nhiên, nếu ho liên tục mà không phải vì môi trường xung quanh có bụi bẩn, thì đó là một trong những triệu chứng bệnh lý về đường hô hấp.
Ho bệnh lý bao gồm: Ho có đờm (ho đờm) và ho không có đờm (ho khan). Ho có đờm là thể ho kèm tình trạng khạc ra chất nhầy hoặc đờm.
Thế nào là thuốc ho long đờm?
Thuốc long đờm
Thuốc long đờm còn được gọi là thuốc loãng đàm, thuốc làm tiêu chất nhầy. Thuốc có tác dụng làm lỏng các dịch tiết ra từ niêm mạc khí quản - phế quản. Các thành phần trong thuốc sẽ làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, dẫn đến giảm độ nhớt, độ quánh đặc của đàm nhầy trong phế quản. Vì vậy, các chất nhầy đàm có thể di chuyển dễ dàng và được tống ra khỏi đường hô hấp bằng hệ thống lông chuyển hoặc bằng sự khạc đờm.
Các thành phần thuốc thường có trong nhóm long đờm gồm: Eprazinon, Acetylcystein, Bromhexin, Carbocystein, Ambroxol,…
Thuốc ho long đờm
Là thuốc chủ yếu điều trị long đờm, giảm chất nhầy. Trong thuốc chỉ có thêm vài thành phần giúp điều trị ho. Cần chú ý là: thuốc ho long đờm chủ yếu điều trị bệnh ho có đờm. Việc tiêu đờm giúp giảm triệu chứng ngứa ở cổ họng, dẫn đến giảm triệu chứng ho.
Phân loại thuốc long đờm hiện nay
Dựa vào cơ chế tác dụng, các thuốc long đờm được chia thành 2 loại chính như sau:
Nhóm gián tiếp: tác dụng lên đường hô hấp (thuốc loãng đờm)
Cơ chế: làm tăng tiết dịch trên đường hô hấp, làm tăng thể tích và giảm độ nhớt của các chất tiết. Đồng thời, làm tăng hoạt động của hệ thống lông mao tạo điều kiện cho việc đẩy nhanh các chất nhầy ra khỏi đường hô hấp.
Các hoạt chất giúp loãng đờm gồm: Guaifenesin, Natri Benzoat, Ipecacuanha, muối Amoni, muối Iot, Terpin Hydrate...
Nhóm trực tiếp: tác dụng lên đờm (thuốc tiêu đờm)
Cơ chế: làm thay đổi cấu trúc đờm bằng cách bẻ gãy các cấu trúc hóa học liên kết trong đờm (cầu nối Disulphur và cầu nối Oligosaccharides). Thuốc không làm tăng thể tích hay khối lượng đờm, chỉ giảm độ nhớt và độ quánh của đờm. Từ đó, dễ tống đờm ra ngoài khi ho khạc.
Các hoạt chất giúp tiêu đờm gồm: Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol, Carbocysteine...
Cơ chế điều trị của thuốc ho long đờm
Dù là nhóm thuốc trực tiếp hay gián tiếp, thuốc ho long đờm đều có 2 cơ chế điều trị chính. Đó là:
Kích thích Receptor
+ Mục đích: để tăng bài tiết dịch tại đường hô hấp.
+ Thành phần thuốc thường làm đau dạ dày và có thể gây nôn. Vì vậy, phải thận trọng ở những người có tiền sử loét dạ dày - tá tràng.
+ Một số hoạt chất thường dùng hợp chất của Iodid như Natri Iodid và Kali Iodid.
Kích thích tế bào xuất tiết
+ Mục đích: sát khuẩn đường hô hấp, giảm ho, ngứa cổ.
+ Một số tinh dầu bay hơi thường dùng như Gaicol, Terpin, Eucallyptol.
+ Chú ý: Không dùng Gaicol làm thuốc tiêu đờm, hay thuốc ho cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC HO LONG ĐỜM TRỊ BỆNH
+ Thuốc ho long đờm chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong điều trị bệnh lý ho có đờm. Tuyệt đối không lạm dụng và sử dụng bừa bãi.
+ Khi dùng thuốc cho trẻ em, nên dùng liều thấp nhất mà có tác dụng, dùng trong thời gian càng ngắn càng tốt để hạn chế tối đa các tác dụng phụ.
+ Không kết hợp dùng thuốc ho khác với thuốc long đờm. Bởi vì cơ chế của 2 loại thuốc này đều kích thích đờm tiết nhiều hơn, dẫn đến không khạc ra hết được.
+ Một số thuốc có thể gây buồn nôn, buồn ngủ, phản ứng do dị ứng như N- Acetylcystein. Do đó, không dùng đồng thời với các thuốc chống ho hoặc các thuốc làm giảm bài tiết dịch phế quản.
+ Thuốc long đờm chỉ dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
+ Không dùng thuốc ho long đờm đối với bệnh nhân ho mãn tính.
+ Đối với đối tượng là trẻ nhỏ: Nên dùng thuốc long đờm trong khu điều trị nội trú tại các cơ sở y tế có điều kiện hỗ trợ. Cụ thể như hút đờm, vỗ rung (khi cần thiết) để giúp trẻ dễ dàng khạc đờm ra ngoài.
LỜI KHUYÊN TỪ CÁC CHUYÊN GIA TAI MŨI HỌNG
Theo các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu, việc lạm dụng dùng thuốc ho long đờm trước khi thăm khám và tư vấn từ chuyên gia, có thể mang lại các tác dụng không mong muốn. Đây là một trong các nguyên nhân khiến ho có đờm thường xuyên tái lại, không chữa dứt được. Các tác dụng ngoài ý muốn khi tự ý dùng thuốc gồm:
+ Thuốc loãng đờm: ngoài cơ chế tăng bài tiết dịch tại đường hô hấp, thuốc còn gây tăng tiết dịch vị ở dạ dày. Vì vậy, dễ gây đau dạ dày.
+ Thuốc có thành phần muối iot: dùng lâu dài có thể gây tích lũy iot vượt mức cần thiết. Lưu ý ở trẻ em và bệnh nhân bướu giáp.
+ Bên cạnh đó, tác dụng phụ khác có thể gặp như: Rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, buồn nôn, buồn ngủ, bị chứng ù tai...
Thuốc ho long đờm chỉ điều trị ho do đờm nhiều. Vì vậy, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế tai mũi họng để thăm khám và chẩn đoán chính xác. Tránh tình trạng tự ý mua thuốc ho long đờm không đúng bệnh, không đúng liều lượng và cách dùng.
Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Các chuyên gia luôn sẵn sàng giải đáp vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.