TOP 5 cây trị ho an toàn và cực hiệu quả

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 5/5 (1 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Sử dụng cây trị ho là một trong những phương pháp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ xưa đến nay. Các loại cây trị ho không những dễ kiếm nguyên liệu và lành tính, mà cách điều chế cũng vô cùng đơn giản có thể làm ngay tại nhà. Vậy nên chọn những cây để trị ho nào?

Ưu nhược điểm của các loại cây trị ho

Thay vì sử dụng thuốc tân dược, sử dụng cây thuốc nam luôn được mọi người Việt cho là an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ, vừa dễ tìm vừa dễ pha chế. Người bệnh kiên trì sử dụng có thể loại bỏ nhanh chóng và tận gốc được mầm bệnh.

Thuốc nam sau khi ngấm sâu vào cơ thể, các hoạt dược tính của thuốc sẽ được phát huy hết tác dụng. Khác với thuốc tân dược chủ yếu chỉ đối phó được triệu chứng bên ngoài và bệnh dễ biến chứng mãn tính, thì sử dụng thuốc nam chữa ho sẽ mang đến nhiều hiệu quả tích cực. Song, để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng thuốc nam kéo dài.

Hiệu quả của thuốc nam cũng tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng bệnh của mỗi người. Đa số những bài thuốc nam chỉ hỗ trợ người bệnh khắc phục được triệu chứng ho cấp tính do viêm nhiễm hoặc bệnh chưa có tiến triển quá phức tạp. Đối với các trường hợp bệnh do viêm phổi, viêm đường hô hấp, trào ngược,... thì hiệu quả của bài thuốc không được phát huy hết.

Top 5 cây trị ho an toàn và cực hiệu quả

Với thành phần chính là chất kháng viêm, các cây thuốc nam trị ho từ gừng, tỏi, lá hẹ, cây diếp cá,... đều mang đến những cải thiện rõ rệt với sức khỏe người bệnh.

Cây trị ho từ gừng

Gừng là một trong những cây thuốc nam trị ho hiệu quả, an toàn và dễ kiếm nhất hiện nay. Gừng có tác dụng tán hàn, làm ấm tỳ vị, giúp người bệnh từ già đến trẻ nhỏ giảm triệu chứng ho nhanh chóng. Song, loại thuốc nam trị ho từ gừng này chỉ được dùng trong trường hợp ho do cảm lạnh, cảm sốt, không sử dụng cho trường hợp ho do say nắng hay cảm mạo phong nhiệt.

Cách sử dụng gừng:

- Cách 1: Chuẩn bị ½ củ gừng, 1-2 củ cải trắng, đem xay nhuyễn lấy nước cốt. Với người lớn, uống trực tiếp phần nước cốt chia ngày 2-3 lần. Với trẻ em, đun sôi hỗn hợp nước cốt, cho trẻ uống ngày 4-5 lần.
- Cách 2: Chọn củ gừng già, rửa sạch, bỏ vỏ, giã nhuyễn, thêm nước và đun sôi trong khoảng 20 – 30 phút. Lọc bỏ bã gừng, thêm 1-2 thìa mật ong và uống ngày 2 lần. Lưu ý thay mật ong bằng đường phèn nếu như sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Cách 3: Chuẩn bị 50g gừng tươi, giã nhỏ và đun sôi với nước. Hạ lửa nhỏ lăn tăn, cho thêm khoảng 20g muối hạt, đun cho hòa tan hoàn toàn. Sử dụng làm nước súc miệng hằng ngày.

Lưu ý: Không sử dụng bài thuốc từ gừng này cho người bệnh bị viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, đái tháo đường, âm hư hỏa vượng, hạch phổi.

Cây trị ho từ lá hẹ

Trong Đông y, lá hẹ có tính ôn, vị cay, hơi chua và được xem là cây thuốc nam trị ho hiệu quả với tác dụng ôn trung, tán độc, tiêu đờm. Bài thuốc nam từ lá hẹ phù hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh cũng có thể dễ dàng sử dụng bài thuốc ho này không lo tác dụng phụ xảy ra.

Cây trị ho từ lá hẹ

Cây trị ho từ lá hẹ

Cách sử dụng lá hẹ:

- Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ tươi, rửa sạch đến khi hết bụi bẩn
- Thái thành khúc, thêm vào bát tô cùng với 1 – 2 viên đường phèn (có thể thay thế bằng mật ong)
- Hấp cách thủy trong khoảng 20 phút cho hỗn hợp mềm nhuyễn ra nước
- Chắt lấy nước uống ngày 2-3 lần, mỗi lần sử dụng khoảng 2 thìa cà phê
- Người bệnh nên uống khi còn ấm để phát huy tác dụng tốt nhất
- Kiên trì sử dụng thuốc từ 5-7 ngày để thấy tác dụng.

Cây trị ho từ tỏi

Với tính ấm, vị hăng, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và làm ấm cơ thể rất tốt, tỏi cũng là một cây thuốc nam trị ho mà mọi người nên biết. Đặc biệt, trong thành phần của tỏi còn chứa rất nhiều hoạt tính tốt như Allicin, Ajoene, Diallyl Sulfide,…cùng với nhiều loại vitamin A, B, D hỗ trợ cơ thể tăng cường sức đề kháng.

Cây trị ho từ tỏi

Cây trị ho từ tỏi

Cách sử dụng tỏi:

- Cách 1: Chuẩn bị 2-3 nhánh tỏi, đập dập, chưng cách thủy tỏi cùng mật ong trong khoảng 20 phút. Ngày uống 3 lần uống, mỗi lần khoảng 2 thìa nước cốt.
- Cách 2: Chuẩn bị 1 cốc sữa nóng, đập dập 1-2 nhánh tỏi cho vào. Uống từng ngụm nhỏ khi sữa còn ấm để có thể làm sạch cổ họng, giảm ngứa rát họng và ho.
- Cách 3: Chuẩn bị vài nhánh tỏi, 1-2 thìa hạt mùi. Thêm nước vào hỗn hợp, hấp cách thủy trong khoảng 15-20 phút rồi chắt lấy nước uống. Không áp dụng bài thuốc này đối với trẻ nhỏ.

Cây trị ho từ cây húng chanh

Húng chanh (hay còn được gọi là dương tử tô, tần lá dày, rau thơm lùn, rau thơm lông) có tính ấm, mùi thơm, vị cay, hơi chua. Theo Đông y, húng chanh có tác dụng thanh nhiệt, bổ phổi, bổ phế, được đặc trị trong các trường hợp ho có đờm, ho do viêm họng, ho do thời tiết.…Theo nhiều nghiên cứu, trong húng chanh còn có các chất như eugenol, thymol, salicylate,… có tác dụng ức chế và kìm hãm vi khuẩn rất tốt.

Cách sử dụng cây húng chanh:

- Chữa ho đờm: Cho 1 nắm lá húng chanh, 4-5 quả quất tươi, xay nhuyễn và lọc lấy nước. Đặt lên bếp chưng cách thủy trong khoảng 20 phút, thêm một ít đường phèn. Sau đó, để nguội chắt lấy nước uống hằng ngày.
- Chữa ho kèm đau nhức đầu, cảm cúm: Nấu nước xông từ 1 nắm lá húng chanh, 1-2 củ hành và 1 củ gừng. Xông ngày 1 lần, mỗi lần kéo dài 20 phút cho ra hết mồ hôi.
- Chữa ho do cảm sốt: Sử dụng 1 nắm lá húng chanh, 15g tía tô, 15g cam thảo và 5g gừng tươi, sắc lên để lấy nước uống. Người bệnh nên sử dụng nước thuốc khi còn nóng ấm.
- Chữa ho do nhiệt kèm theo khàn tiếng, mất tiếng: Giã nhuyễn 1 nắm húng chanh, cho thêm khoảng 20g đường phèn vào trộn đều. Hãm lấy nước uống ngày 2 lần.
- Chữa ho do cảm hàn, không ra mồ hôi, miệng đắng, có sốt:  Sử dụng 1 nắm lá húng chanh, 8g tía tô, 5g bạc hà và ½ củ gừng tươi. Sắc lấy nước uống hằng ngày, nên uống vào buổi sáng để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.

Cây trị ho từ cây diếp cá

Cây diếp cá là loại thuốc nam trị ho cuối cùng ngày hôm nay phòng khám Hoàn Cầu muốn chia sẻ với mọi người . Với thành phần chính chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, cây diếp cá trị ho rất triệt để. Chưa dừng lại ở đó, cây diếp cá còn được sử dụng để thải độc gan, giải nóng cho cơ thể, sát khuẩn, chống dị ứng,... Song, mùi vị của cây diếp cá hơi khó uống do có vị tanh, nên ít được sử dụng cho trẻ nhỏ.

Cây trị ho từ cây diếp cá

Cây trị ho từ cây diếp cá

Cách sử dụng lá diếp cá:

- Chuẩn bị một nắm rau diếp cá, rửa thật sạch, giã nhuyễn
- Đun sôi hỗn hợp nước vo gạo, rau diếp cá trong vòng 20 phút
- Lọc lấy nước uống ngay khi còn ấm, ngày sử dụng 2 – 3 lần, kiên trì từ 5-7 ngày
- Có thể thêm đường phèn/mật ong nếu như người bệnh không chịu được mùi vị tự nhiên của diếp cá (không sử dụng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi).

Những cây trị ho dễ tìm và vô cùng hiệu nghiệm kể trên đã được sử dụng rất nhiều tại các gia đình Việt Nam. Ngoài ra, mọi người có thể tham khảo một số loại cây thuốc nam khác như: Cam thảo, Cây rẻ mạt, Cây cải cúc, Lá xương sông, Lá kinh giới,...

Mặc dù hiệu quả mang lại có thể chậm hơn so với thuốc tân dược, nhưng cây trị ho có thể ứng dụng lâu dài và không gây ra tác dụng phụ nào cho người bệnh. Song, nếu như người bệnh nằm trong trường hợp bệnh lý có triệu chứng ho nghiêm trọng, tốt nhất hãy nên tìm đến phòng khám uy tín để điều trị chữa bệnh dứt điểm.

Trên đây là top 5 cây trị ho an toàn và cực hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ với mọi người. Hy vọng qua bài viết này, các bạn giải đáp thắc mắc về các loại cây trị ho tốt nhất. Chúng tôi, các chuyên gia bệnh viện tai mũi họng Hoàn Cầu, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342