Vì sao bị ngứa cổ ho? Cách trị hiệu quả

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Ho ngứa cổ họng là một trong những biểu hiện kích ứng hệ hô hấp, có thể gặp phải ở mọi đối tượng, Phổ biến hơn cả là người cao tuổi và trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho ngứa cổ họng, gồm yếu tố bên trong và tác động bên ngoài. Tìm hiểu Vì sao bị ngứa cổ ho? Cách trị hiệu quả để có lời giải đáp nhá!

CÁC TÁC NHÂN GÂY RA CHỨNG NGỨA CỔ HO

Động tác ho là một phản xạ tự nhiên của con người, giúp tống các dị vật ra bên ngoài, làm sạch đường hô hấp. Đây là hành vi chủ động, còn hiện tượng ngứa họng ho do bệnh lý là bị động. Thông thường, ho vài cái là sạch được đường hô hấp. Nếu ho liên tục dưới 3 tuần gọi là ho cấp tính, từ 3 đến 8 tuần là ho bán cấp, và trên 8 tuần trở thành ho mãn tính. Các nguyên nhân gây ngứa cổ ho gồm có:

Do yếu tố bên ngoài tác động

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra ho, ngứa họng cấp tính gồm:

Viêm mũi dị ứng thời tiết

Tình trạng này thường gặp khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, kết hợp với các yếu tố tác động gây kích thích cổ họng như: phấn hoa, khói bụi, thuốc lá,...

+ Biểu hiện đi kèm: chảy nước mắt, hắt xì hơi nhiều lần, ngứa mắt, nghẹt mũi,...

+ Đây là bệnh kéo dài, có tính nhắc lại mỗi khi hội tụ các yếu tố trên.

Vì sao lại bị ngứa cổ ho?

Dị ứng với thực phẩm, thuốc

Với viêm mũi là tác động từ mũi gây ảnh hưởng đến cổ họng, thì dị ứng ở đây là do cơ thể dị ứng với thức ăn, đồ uống,.. đưa trực tiếp vào đường miệng. Cụ thể:

Thực phẩm: trứng, vụn bánh mì, hải sản, sữa, lúa mì,... gây ngứa cổ họng. Ngoài ra, cơ thể có thêm các triệu chứng đi kèm ở vòm họng khác.

Thuốc điều trị bệnh:

+ Dị ứng với các thành phần thuốc có tác dụng kháng sinh. Các triệu chứng dị ứng có thể có như dễ ngứa họng, ho, ngứa tai, phát ban, buồn nôn, tiêu chảy, da đỏ quanh mắt, ói mửa, tụt huyết áp, khó nuốt,...

+ Ngoài ra một số loại thuốc điều trị có thể gây tác dụng phụ ngứa cổ họng và ho.

Do yếu tố bệnh lý bên trong

Nhiễm khuẩn hoặc các loại virus gây bệnh hô hấp

Tình trạng này không nguy hiểm, thường chỉ kéo dài một thời gian ngắn. Sau khi khỏi bệnh, thì triệu chứng cũng tự hết hoàn toàn.

+ Riêng trường hợp bội nhiễm thì ngứa họng ho sẽ kéo dài. Lúc này họng dễ ửng đỏ, người bệnh cần đến các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và điều trị kịp thời.

+ Biểu hiện đi kèm: sốt, các cơn đau nhức cơ thể, ho dai dẳng, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu,...

Viêm họng - Đau họng

Biểu hiện đầu tiên của các bệnh cảm lạnh, cúm, đau họng, viêm họng đều là ngứa và ho, dần sẽ gây sưng ở cổ họng, đau khi nuốt. Bên cạnh đó, khan tiếng hay mất tiếng, hắt hơi, sổ mũi,... cũng thường đi kèm.

Các cơn ho ở đây có thể là ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng,...tùy vào thể trạng của người bệnh và tình trạng bệnh.

Trào ngược acid dạ dày thực quản

Acid và dịch dạ dày từ hệ tiêu hóa bên dưới sẽ trào ngược lên họng gây kích thích, tổn thương vùng họng, tạo cảm giác ngứa, Bên cạnh đó, người bệnh cũng xuất hiện một số triệu chứng nhận biết kèm theo như viêm thanh quản, khó nuốt, nóng ở ngực và cổ họng, miệng có vị lạ,...

Viêm mũi - Viêm xoang

Hai bênh này có biểu hiện giống nhau, và nguyên nhân gần như là do viêm mũi dị ứng biến chứng thành. Ngoài ho và ngứa cổ, người bệnh còn chảy nhiều dịch mũi gây cảm giác khó chịu.

Chú ý:

+ Cần phân biệt rõ ngứa họng ho và ho do các bệnh lý nguy hiểm như ho ra máu, ho khan mãn tính.

+ Nếu ho trên 2 tuần không có dấu hiệu suy giảm, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để biết tình trạng của bản thân. Tránh để bệnh biến chứng nặng, gây ảnh hưởng sức khỏe.

Do điều kiện sinh hoạt, nghề nghiệp

Cơ thể thường xuyên mất nước

Do người bệnh không uống đủ nước mỗi ngày, thiếu thói quen bổ sung nước cho cơ thể.

Thông thường là do: khát nước kéo dài nhiều giờ, mất nước do ốm sốt, uống nhiều nước ngọt gây mất nước ở họng,...

Cổ họng có dấu hiệu tổn thương

Do yêu cầu nghề nghiệp như ca sĩ, giảng viên, nhà diễn thuyết,... mà cổ họng thường hoạt động rất nhiều, dễ gây tổn thương.

Biểu hiện gồm đau rát họng, ngứa gây ho dai dẳng, khó nuốt thức ăn.

Môi trường sống bị ô nhiễm nặng

Nhiều khói bụi, hoặc các chất nhẹ hơn không khí trong môi trường sống và làm việc. Khi hít phải sẽ gây nghẽn đường hô hấp, khi đó phản ứng ho sẽ xảy ra. Nếu kéo dài, dễ gây ảnh hưởng đến mũi, phổi.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách, không sạch sẽ

Điều này đến từ thói quen đánh răng không đúng cách hoặc đánh răng sơ xài, vội; hoặc không có thói quen súc miệng bằng các dung dịch diệt khuẩn, dẫn đến răng miệng không sạch sẽ. Về lâu dài, tình trạng này có thể gây viêm nhiễm niêm mạc họng.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt

Thường xuyên uống nước lạnh, nước đá, ăn đồ cay nóng, hút thuốc lá, uống rượu bia cũng khiến cổ họng bị tổn thương, sưng viêm.

BÍ QUYẾT TRỊ NGAY NGỨA CỔ HO TẠI NHÀ HIỆU QUẢ

Thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày

+ Không hút và tránh xa khói thuốc lá, ngăn ngừa sự kích thích niêm mạc đường hô hấp.

+ Tránh xa các tác nhân gây kích ứng, dị ứng như bụi bẩn, lông chó mèo, không khí ẩm mốc, đồ ăn quá cay nóng, rượu bia.

+ Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức khỏe cho bản thân.

+ Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bí quyết trị ngay ngứa cổ ho tại nhà hiệu quả

Vận dụng các thảo dược tự nhiên để kháng khuẩn, giảm ngứa

Sử dụng các loại thảo dược trong tự nhiên là phương pháp trị ho được áp dụng và lưu truyền từ nhiều đời nay. Để cải thiện các cơn ho ngứa cổ họng, bạn có thể sử dụng một số thảo dược như:

Dùng gừng kháng khuẩn họng

+ Rửa sạch và thái lát mỏng.

+ Hấp cách thủy gừng cùng với một ít đường phèn trong khoảng 15 phút.

+ Sau đó, mang ra để nguội, mỗi ngày ngậm 2 - 3 lần.

Hấp quất cùng đường phèn

+ Chọn khoảng 2 đến 3 quả quất còn xanh rồi rửa sạch, cắt làm đôi.

+ Bóp nát quả quất, bỏ hạt, trộn chung với đường phèn rồi hấp cách thủy đến khi chín nhuyễn.

+ Để nguội và chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Pha chanh với mật ong

+ Pha chanh với mật ong trong nước ấm. Tỉ lệ tùy theo sở thích của người dùng.

+ Uống hàng ngày để làm dịu họng, giảm ho ngứa cổ họng.

Những thảo dược kể trên đã được áp dụng theo kinh nghiệm dân gian có tác dụng trị ho, ngứa họng hiệu quả. Nếu sau thời gian dài dùng các cách trên mà không có dấu hiệu suy giảm, người bệnh cần đến các bệnh viện, phòng khám có đầy đủ cơ sở vật chất để thăm khám và điều trị kịp thời.

Vì sao bị ngứa cổ ho? Cách trị hiệu quả do các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ. Cách an toàn nhất vẫn nên là trực tiếp đến thăm khám để được chuyên gia tư vấn. Nếu có bất kì điều gì cần trò chuyện, trao đổi, tư vấn từ phía chúng tôi. Hãy liên hệ ngay qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342