[TPHCM] Vì sao lại nghẹt mũi khi nằm? Giải pháp tại nhà

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 5/5 (1 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Nghẹt mũi có bị ảnh hưởng bởi tư thế hay không? Câu trả lời là có. Đặc biệt với người đang bị viêm ở đường hô hấp trên, khi nằm rất dễ rơi vào tình trạng nghẹt mũi. Vì sao lại nghẹt mũi khi nằm? Giải pháp tại nhà sẽ lí giải và hướng dẫn người bệnh cách hết nghẹt hiệu quả nhá.

TÌM HIỂU TÌNH TRẠNG NGHẸT MŨI KHI NẰM

Nghẹt mũi là gì?

+ Bộ phận mũi có thể nhạy cảm, cảm nhận được mùi xung quanh, là nhờ lớp niêm mạc lót bên trong. Lớp niêm mạc mũi có vô số các mao mạch li ti. Đó là những mạch máu mỏng, nhỏ, dễ vỡ khi có tác động lực từ bên ngoài hoặc bên trong.

+ Nghẹt mũi là khi niêm mạc ở 1 bên mũi (nặng thì nghẹt cả 2 bên), bị ứ đầy máu. Trong khi đó, bên mũi còn lại thì trống rỗng, thiếu máu lưu thông.

+ Vì sao cứ nghẹt bên này, khoảng vài tiếng sau lại chuyển sang bên còn lại? Đó là do cơ chế hoạt động của hệ thần kinh đến mũi - chu kỳ mũi. Thông thường, khí lưu thông đều cả 2 bên. Tuy nhiên, ở mỗi chu kỳ mũi, máu sẽ dồn nhiều về 1 bên và ít bên còn lại. Và khi bệnh nhân nghẹt mũi, dưới áp lực của chu kỳ mũi, sau 3 - 6 tiếng, sẽ chuyển bên bị nghẹt.

+ Chu kỳ mũi rất khó nhận ra. Chỉ khi bị nghẹt 1 bên mũi, người bệnh mới cảm nhận rõ việc chuyển trạng thái từ nghẹt sang không nghẹt. Và ngược lại, bên không nghẹt lại nghẹt.

+ Cần lưu ý rằng: không phải mũi bị nghẹt là do dịch tiết nhiều ở niêm mạc mũi. Đây là quan điểm thiếu chính xác.

Tìm hiểu tình trạng nghẹt mũi khi nằm

Lí giải dễ bị nghẹt mũi khi nằm

+ Ngoài ảnh hưởng bởi chu kỳ mũi, khi cơ thể nằm, huyết áp lưu thông lên phần thân trên cũng tăng lên. Đặc biệt là lưu lượng máu về đầu và hệ hô hấp trên. Tình trạng này khiến nghẹt mũi càng nặng, dễ nhận biết rõ hơn khi đứng.

+ Bên cạnh đó, khi ở trạng thái nằm, các dịch tiết ở các xoang và mũi khó đào thải hơn. Dịch bị ứ đọng lại trong hốc xoang và lỗ mũi. Do đó, khi xì mũi sẽ ra dịch hoặc không, nhưng dịch không phải là nguyên nhân chính gây ra nghẹt mũi khi nằm.

NGUYÊN NHÂN KHIẾN NGHẸT MŨI MỖI KHI NẰM NGỦ

Do dị tật mũi bẩm sinh

+ Phổ biến ở trẻ sơ sinh, do có một tấm màng mỏng, hoặc một khối xương vừa đủ bít kín cửa sau mũi. Khiến cho không khí không thể lưu thông, gây ra nghẹt mũi khi nằm.

+ Trẻ có thể bị nghẹt 1 bên hoặc cả 2 bên, không thể thở được. Đây là nguyên nhân nguy hiểm, cần khám chuyên gia ngay khi phát hiện.

Do viêm các xoang gần mũi

+ Lớp niêm mạc lót trong các xoang (như xoang hàm, xoang sàng, xoang bướm, xoang trán) bị viêm nhiễm. Dẫn đến tình trạng tăng tiết dịch.

+ Khi nằm, dịch từ xoang không chảy xuống họng mà chảy qua khe mũi, gây ra mũi bị nghẹt do dịch.

Do viêm mũi dị ứng

+ Như đã lí giải ở trên, khi cơ thể ở trạng thái nằm, máu lưu thông lên mũi nhiều hơn. Vì vậy, các niêm mạc nhạy cảm hơn nữa, phản ứng càng mạnh với các tác nhân gây dị ứng - dị nguyên.

+ Biểu hiện thường thấy nhất khi tiếp xúc dị nguyên, đó là mũi sẽ tiết dịch nhiều để loại bỏ. Khiến cho người đang nằm bị hắt hơi, sổ mũi.

+ Đây là nguyên nhân phổ biến nhưng khó phát hiện khi nằm lại nghẹt mũi. Vì khi đứng, phản ứng mũi ở mức độ nhẹ, nên người bệnh không nghĩ là mũi bị dị ứng với tác nhân đó.

Do mắc phải cảm cúm, cảm lạnh

+ Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus khiến mũi bị viêm nhiễm, tăng tiết dịch.

+ Ở trạng thái nằm ngủ, các chứng nghẹt mũi, đau đầu sẽ trở nên nặng nề hơn. Vì dịch ở xoang không ra ngoài được, sẽ chảy vào mũi.

+ Cảm cúm, cảm lạnh thường kéo dài khoảng 7 - 10 ngày sẽ khỏi.

Do viêm nhiễm Amidan

+ Tương tự như viêm mũi dị ứng, viêm xoang và cảm lạnh. Viêm nhiễm Amidan là tình trạng 2 khối amidan ở hai bên bị nhiễm trùng.

+ Bệnh gây nên tắt nghẽn đường hô hấp trên, dưới tác động chu kỳ mũi, khiến người bệnh bị nghẹt mũi khi nằm.

Do trào ngược dạ dày - thực quản

+ Nguyên nhân bệnh là do các chất dịch ở dạ dày trào ngược lên, mà nắp thanh môn lại không đóng kín.

+ Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng: trào ngược dạ dày - thực quản với viêm đường hô hấp trên có mối quan hệ với nhau. Cụ thể, dịch dạ dày dễ trào ngược lên khi nằm. Điều này khiến hô hấp khó khăn, máu mũi lưu thông không đều. Gây ra tình trạng nghẹt mũi khi nằm ngủ.

GIẢI PHÁP TẠI NHÀ TRÁNH NGHẸT MŨI KHI NẰM

Giải pháp tại nhà tránh nghẹt mũi khi nằm

+ Uống thật nhiều nước để loãng dịch và tăng lưu thông máu ở mũi.

+ Uống nước ép trái cây, trà thảo dược, sinh tố để bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể. Hạn chế uống lạnh.

+ Có thói quen uống nước ấm để giữ độ ẩm cần thiết cho mũi.

+ Hạn chế dùng thực phẩm nhiều đường hoặc có bột nhiều.

+ Tránh xa các yếu tố gây dị ứng đã xác định. Bên cạnh đó, cần giữ khoảng cách với khói thuốc lá, khói bụi.

+ Nên dùng gối cao hơn để phần cổ trở lên trên cao hơn 15 độ so với phần thân dưới. Điều này giúp giảm áp lực máu dồn lên mũi, giảm triệu chứng nghẹt mũi khi nằm.

+ Thường xuyên vệ sinh giường chiếu, gối nệm, để tránh các tác nhân như bụi, vi khuẩn, virus tồn đọng lại.

+ Không uống cafe trước khi ngủ, vì caffeine có tác dụng lợi tiểu, hút nước trong cơ thể. Điều này khiến cho chất nhầy trong mũi trở nên dày hơn và khó thoát ra ngoài. Tăng thêm nguy cơ gây nghẹt mũi.

+ Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi vào sáng sớm, sẽ giúp cho mũi thông thoáng, loại bỏ chất nhầy hiệu quả.

Các chuyên gia tai mũi họng đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp bệnh nhân sớm trị được chứng nghẹt mũi khi nằm. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342