[Đọc ngay] Viêm amidan mủ uống thuốc gì hiệu quả?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Viêm amidan mủ (hay viêm amidan hốc mủ) là tình trạng trở nặng của viêm amidan thông thường. Bệnh phổ biến chủ yếu ở trẻ em dưới 14 tuổi. [Đọc ngay] Viêm amidan mủ uống thuốc gì hiệu quả? Bài viết sẽ trang bị cho bậc cha mẹ những kiến thức cần thiết để chăm sóc con cái.

ĐÔI NÉT THÔNG TIN VỀ VIÊM AMIDAN HỐC MỦ

Viêm amidan hốc mủ là gì?

+ Amidan nằm ở sâu trong vòm họng, có tác dụng lọc bụi bẩn ở cả đường hô hấp và đường thực quản. Với cấu tạo nhiều hốc, nên khi amidan kháng khuẩn thất bại, bị suy yếu, sẽ bị các tác nhân gây bệnh bám vào. Theo thời gian, vi khuẩn sẽ gây viêm sưng ở amidan, hình thành các khối mủ trong hốc.

+ Vì vậy, viêm amidan hốc mủ là tình trạng hình thành các khối sưng mủ ở các hốc trên cấu trúc của amidan. Đây là giai đoạn vi khuẩn đã phát triển mạnh, ảnh hưởng nhiều đến hô hấp và thực quản.

+ Bất kì đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ dưới 14 tuổi, khi hệ miễn dịch chưa hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm amidan hốc mủ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết dấu hiệu bệnh

+ Đau rát cổ họng, khó nuốt thức ăn.

+ Ổ mủ xuất hiện ở amidan (có thể quan sát bằng mắt thường).

+ Có đờm khi ho.

+ Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, không có sức.

+ Sốt cao (trên 40 độ).

Viêm amidan mủ uống thuốc gì hiệu quả?

VIÊM AMIDAN MỦ NÊN UỐNG THUỐC GÌ HIỆU QUẢ?

Thuốc điều trị tây y chỉ áp dụng với bệnh nhân ở tình trạng viêm amidan hốc mủ dạng nhẹ. Đối với biến chứng nặng, viêm nhiễm nghiêm trọng, chuyên gia sẽ chỉ định cắt bỏ amidan để trị dứt điểm.

Mục đích của dùng thuốc là để ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm bớt các triệu chứng đau do viêm amidan mủ gây ra cho người bệnh. Hiện có 3 loại thuốc được dùng nhiều nhất. Đó là: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm.

Thuốc kháng sinh

+ Là thuốc đặc hiệu, chuyên biệt cho từng loại bệnh viêm nhiễm do tác nhân gây bệnh cụ thể gây ra.

+ Trước khi áp dụng thuốc kháng sinh nào trị viêm amidan mủ, các chuyên gia sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm.

+ Liệu trình dùng thuốc có thể kéo dài từ 1 - 2 tuần, tùy vào mức độ bệnh và cơ địa đáp ứng thuốc của bệnh nhân.

+ Trao đổi cụ thể với chuyên gia về tình trạng dị ứng với bất kì thuốc kháng sinh nào trước đó.

Các hoạt chất kháng sinh thường dùng để trị viêm amidan mủ gồm:

Hoạt chất Oxacillin

+ Thuộc nhóm Penicillin, hỗ trợ ức chế các tụ cầu tiết Penicillinase.

+ Thuốc được ứng dụng nhiều trong nhiễm trùng hô hấp trên do vi khuẩn gây ra.

+ Tác dụng phụ phổ biến: buồn nôn, tiêu chảy và nổi ban ngứa.

Hoạt chất Ampicillin

+ Ứng dụng trị bệnh viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn gây ra như Streptococcus Pneumoniae, Haemophilus Influenzae, Streptococcus Pyogenes.

+ Chống chỉ định với người có tiền sử dị ứng kháng sinh nhóm Cephalosporin và Penicillin. Thận trọng với người bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.

+ Tác dụng phụ phổ biến: nổi mẩn đỏ và tiêu chảy cấp.

Hoạt chất Amoxicillin

+ Thuộc nhóm Penicillin, ức chế tốt các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu khuẩn không tiết Penicillinase, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn.

+ Được dùng nhiều để điều trị viêm amidan mủ, cảm lạnh thông thường.

+ Tác dụng phụ: hầu như không gây tác dụng phụ nào. Một số ít trường hợp bị tiêu chảy, buồn nôn.

Hoạt chất Azithromycin

+ Là kháng sinh nhóm Macrolid, tiêu diệt hiệu quả các vi khuẩn như Streptococcus Pneumococcus, Staphylococcus Aureus.

+ Chỉ định với bệnh nhân bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, nhưng lại quá mẫn cảm với nhóm kháng sinh Beta - lactam (như Penicillin và Cephalosporin).

Thuốc giảm đau, hạ sốt

+ Bên cạnh thuốc kháng sinh có tác dụng kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, thì thuốc giảm đau - hạ sốt giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức, sốt. Viêm amidan mủ uống thuốc kháng sinh phải kèm với giảm đau. Bởi ngoài điều trị nguồn gốc bệnh, còn phải chữa dấu hiệu bệnh ảnh hưởng đến cơ thể.

+ Các cơn đau nhức, sốt cao có thể gây tấy, khô rát cổ họng, sưng đau khó nuốt, chóng mặt, nhức mỏi tay chân,...

+ Paracetamol là thuốc được dùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, chống chỉ định với người có tiền sử nghiện rượu, suy gan mãn tính, thiếu máu thường xuyên, hoặc thiếu hụt men Glucose-6-phosphate Dehydrogenase.

Thuốc kháng viêm

+ Với bệnh nhân dị ứng với 2 loại thuốc trên thì thuốc kháng viêm là lựa chọn phù hợp.

+ Thuốc thuộc nhóm chống viêm không Steroid, giúp hỗ trợ giảm sưng tấy và giảm đau do viêm amidan hốc mủ gây ra.

+ Chống chỉ định với bệnh nhân bị loét dạ dày hoặc có tiền sử về co thắt phế quản, hen suyễn, nổi mề đay,... khi dùng thuốc.

+ Các loại thuốc kháng viêm thường dùng gồm: Ibuprofen, Piroxicam, Diclofenac.

Các loại thuốc trị viêm amidan mủ cần biết

ĐIỀU LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC TÂY TRỊ VIÊM AMIDAN MỦ

Đối với liệu trình điều trị bệnh

+ Không tự ý dùng bất kì loại thuốc điều trị nào. Cần có sự thăm khám và chẩn đoán cụ thể, chi tiết từ chuyên gia điều trị. Việc tự ý có thể gây các biến chứng nguy hiểm.

+ Ghi nhớ và thực hiện theo đúng lời của chuyên gia chỉ định dùng kháng sinh đều đặn. Nếu chủ động ngừng thuốc, vi khuẩn sẽ tái phát và có khả năng kháng thuốc.

+ Đối với trẻ em, cần chú ý về liều lượng và loại thuốc dùng. Tránh ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ sau này.

+ Nếu có các bệnh nền khác cần uống thuốc điều trị, bệnh nhân cần trao đổi cụ thể với chuyên gia để có liệu trình phù hợp.

+ Trong quá trình uống thuốc trị viêm amidan mủ, nếu có dấu hiệu bất thường, ngưng thuốc và liên hệ chuyên gia ngay.

Đối với sinh hoạt cuộc sống hàng ngày

+ Thường xuyên vệ sinh răng miệng, nên có thói quen súc miệng bằng nước muối.

+ Tránh xá thức ăn lạnh, tái sống.

+ Không dùng thức ăn, thức uống có cồn khi đang dùng Paracetamol hay thuốc kháng viêm không Steroid.

+ Chú ý giữ ấm vùng họng khi tiết trời trở lạnh.

+ Đeo khẩu trang khi ra đường, hoặc đến các nơi nhiều bụi khói, đặc biệt là khói thuốc lá.

+ Khử khuẩn môi trường bằng tinh dầu.

+ Bổ sung nước ấm để hạn chế tình trạng khô rát, khó chịu ở cổ họng.

+ Nên ăn các loại thức ăn mềm lỏng để dễ nuốt hơn.

Các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu đã tổng hợp nên uống thuốc gì khi bị viêm amidan hốc mủ. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và hiệu quả tùy thuộc vào tình trạng và cơ địa người bệnh. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342