Viêm Amidan có nên ngậm nước muối không?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Viêm amidan có nên ngậm nước muối không?” là câu hỏi nhận được từ rất nhiều người trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay. Để giải đáp được thắc mắc mời mọi người tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Viêm amidan có nên ngậm nước muối không?

Viêm amidan có nên ngậm nước muối không?

Viêm amidan có nên ngậm nước muối không?

Viêm amidan là tình trạng amidan bị đỏ, sưng tấy, có thể đi kèm mủ trắng hoặc vàng, khiến người bệnh khó chịu và đau rát. Một trong những phương pháp được nhiều chuyên gia chuyên khoa khuyên dùng áp dụng ngậm nước muối để cải thiện trình trạng bệnh viêm nhiễm do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Viêm amidan là hiện tượng cổ họng sưng lên từ 1 hoặc 2 cục amidan gây viêm và đau. Từ đó dẫn tới những triệu chứng như sốt cao,  khó chịu ở cổ họng, sưng amidan.

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của chuyên gia, người bệnh cũng nên ngậm và súc miệng bằng nước muối và thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt. Mục đích là để giúp giúp khử trùng, hỗ trợ tốt cho việc tiêu diệt các virus, vi khuẩn trú ngụ ở những mảng bám trên răng miệng. Loại bỏ tác nhân gây bệnh, những tổn thương ở cổ họng sẽ mau lành hơn.

Công dụng của muối đối với người bệnh viêm amidan

Muối rất dễ kiếm và luôn có sẵn trong mọi gia đình. Công dụng của muối có tính sát khuẩn cao, muối thường được dùng để trị ngứa, loại bỏ tình trạng viêm nhiễm amidan. Nhưng sẽ có vài tình trạng súc miệng và ngậm nước muối sẽ gây rát cổ họng và dễ kích ứng hơn.

Đối với người bệnh bị viêm amidan hoàn toàn có thể sử dụng muối để súc miệng hỗ trợ giảm sưng, loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Bởi muối có tính sát khuẩn cao, khử trùng tốt, hỗ trợ tốt cho việc tiêu diệt các vi khuẩn, virus trú ngụ ở các mảng bám trên răng miệng.

Tác dụng của việc sử dụng nước muối để đẩy lùi viêm amidan như sau:
- Diệt khuẩn ở răng miệng, cổ họng ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn, virus
- Rút nước từ các mô bị sưng để làm giảm những vết viêm, phù nề, sưng tấy.
- Phục hồi độ pH ở trong cổ họng, loại bỏ axit và kích thích niêm mạc ngăn ngừa nhiễm trùng trong cổ họng.

Cách giảm viêm amidan bằng ngậm nước muối

Cách giảm viêm amidan bằng ngậm nước muối

Cách giảm viêm amidan bằng ngậm nước muối

Người bệnh có thể áp dụng 2 cách ngậm nước muối chữa viêm amidan để cải thiện nhanh các triệu chứng sau đau và nhức nhối ở vùng cổ họng sau:

Ngậm nước muối 

Người bệnh có thể dễ dàng mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc hoặc tự pha chế ngay tại nhà. Cách làm rất đơn giản, khuấy đều hỗn hợp 1 – 2 thìa muối hạt với cốc nước ấm đến khi tan hết, rồi súc miệng. Người bệnh cũng có thể pha lượng nhiều để sử dụng ngậm, xúc miệng trong ngày vô cùng tiện lợi. Nên sử dụng lượng muối vừa đủ tránh pha muối quá nhiều có thể khiến cổ họng bị tổn thương.

Cách thực hiện:
- Súc họng với một ngụm nước muối vừa đủ cho chạm vào thanh họng và dùng hơi đẩy nước lên để tạo thành tiếng kêu khò khò.
- Lặp đi lặp lại từ 2 – 3 lần để giúp cổ họng dễ chịu hơn sau đó nhổ ra ngoài
- Tiếp đó sử dụng nước sôi để nguội súc miệng để tống những mảng bám và vi khuẩn virus gây hại ra ngoài.
- Kiên trì thực hiện vào các buổi sáng tối mỗi ngày 3 – 4 lần để giúp cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.

Dùng trực tiếp muối hạt

Cách dùng trực tiếp muối hạt đơn giản được nhiều người áp dụng. Người bệnh không cần phải lo lắng về tính an toàn mà có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.

Cách thực hiện:
- Há miệng rộng rồi rắc một ít muối hạt trực tiếp lên cuống họng (tức phần cuống lưỡi).
- Duy trì tư thế ngửa đầu lên trong thời gian ngắn sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm amidan, đau rát ở cổ họng.

Những lưu ý khi sử dụng muối để giảm viêm amidan

Mặc dù phương pháp súc miệng và ngậm nước muối được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên để tránh tổn thương khi áp dụng biện pháp này người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Chỉ nên dùng muối có nồng độ dưới 0,9%, nếu cao hơn sẽ làm tổn thương tới tế bào niêm mạc họng và thừa muối ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
- Nên súc miệng trước khi súc họng, đồng thời ngửa cổ ra sau để nước muối được tiếp xúc với cuống họng tăng độ hiệu quả.
- Nên súc họng 3 giờ/lần đối với người bị viêm amidan, thời gian lí tưởng vào buổi sáng khi mới thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Cần loại bỏ những mảng bám đã bong ra, rửa lượng muối còn đọng lại bằng nước lọc hoặc nước sôi để nguội.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm nhiều bụi bẩn, kiêng rượu bia, thuốc lá, cafe, chất kích thích, đồ lạnh, gia vị hăng, đậm và thức ăn cay nóng.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C và những dưỡng chất cần thiết để giúp chống lại bệnh tật và tăng khả năng hồi phục khi bị tổn thương.

Trên đây là bài chia sẻ “ Viêm amidan có nên ngậm nước muối không?”. Hy vọng qua bài viết này mọi người đã có câu trả lời thích đáng và có thêm thông tin để điều trị bệnh viêm amidan. Chúng tôi, các chuyên gia tai mũi họng HCM luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342