Mách bố mẹ 5 cách làm hết đờm trong cổ họng trẻ sơ sinh

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Cách làm hết đờm trong cổ họng trẻ sơ sinh là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh đang nuôi con nhỏ quan tâm. Tình trạng có đờm trong cổ họng có thể dẫn tới việc trẻ bị khò khè nhiều ngày, khó chịu, chán ăn, quấy khóc và ảnh hưởng tới sức khỏe. Bố mẹ có thể tham khảo ngay 5 cách làm hết đờm trong cổ họng trẻ sơ sinh sau đây.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có đờm

Hiện nay, tình trạng trẻ sơ sinh xuất hiện đờm rất phổ biến biểu hiện trẻ sẽ bị khó chịu, khó thở, mệt mỏi, quấy khóc và thậm chí là bỏ bú. Chuyên khoa chuyên khoa cho biết, việc có đờm trong cổ họng sẽ gây khó khăn trong việc hít thở, dẫn tới tình trạng trẻ thở khò khè và ngủ không ngon giấc, quấy khóc.

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chuyên gia và bố mẹ đưa ra phương pháp giải quyết triệt để vấn đề này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đờm trong cổ họng trẻ sơ sinh gây ho, tuy nhiên phổ biến là do những yếu tố sau đây:
- Nhiễm trùng: Trên thực tế việc sinh ra đờm chính là một cơ chế kháng viêm, từ đó giúp cơ thể trẻ em có thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus gây bệnh. Tuy nhiên khi lượng đờm quá nhiều thì có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng. 
- Do virus: Theo chuyên gia chuyên khoa, việc trẻ bị mắc một số bệnh lý về đường hô hấp do virus cảm gây nên triệu chứng cảm cúm, ho gà, thủy đậu, sởi là nguyên nhân chính dẫn tới trình trạng có đờm ở cổ.
- Do dị ứng: Trẻ bị dị ứng theo mùa, dị ứng thời tiết, dị ứng khi giao mùa hoặc là dị ứng với khói, bụi bẩn, thuốc lá, phấn hoa có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng có đờm nhầy và dày ở cổ.
- Yếu tố sinh lý: Khi chức năng sinh lý ở họng và mũi suy yếu sẽ khiến đờm bị nghẹn tại cổ họng và mũi. Ngoài ra, kích thước nhỏ ở khoang mũi của trẻ thường không đủ để đáp ứng nhu cầu đào thải đờm từ cổ họng. Theo thống kê, trẻ sơ sinh có đờm tự nhiên trong khoảng thời gian từ 1 - 2 tháng tuổi chiếm tới hơn 80%.

Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác quan trọng được chuyên gia cho biết là do thời gian vài tháng đầu đời, trẻ nhỏ chỉ dùng mũi để hít thở và không hoàn toàn dùng đến miệng. Chính vì thế dẫn tới việc đào thải chất nhầy kém hơn so với người lớn. 

5 Cách làm hết đờm trong cổ họng trẻ sơ sinh nhanh chóng

Tình trạng có đờm ở cổ họng trẻ không phải là vấn đề sức khỏe quá nghiêm trọng nếu như bố mẹ biết cách xử lý kịp thời. Bố mẹ có thể tham khảo ngay 5 cách làm hết đờm cho trẻ sơ sinh nhanh chóng và hiệu quả dưới đây:

Vỗ rung long đờm

Võ rung long đờm là phương pháp trị đờm hàng đầu được chuyên gia chuyên khoa tư vấn. Vỗ lưng sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, đồng thời giúp đờm ở trong phế quản long và đào thải ra ngoài. Bố mẹ lưu ý là nên vỗ rung lưng cho trẻ trước khi ăn để trẻ ho và trớ ra đờm nhớt.

Vỗ rung long đờm

Vỗ rung long đờm

Hướng dẫn cách thực hiện:
- Bố mẹ đặt trẻ nằm và vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Cho trẻ nằm nghiêng, sau đó bố mẹ khum 5 ngón tay thành nửa vòng, vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Lưu ý nên vỗ lần lượt từ trên xuống dưới với một lực không quá mạnh. 
- Tiếp đó thực hiện vỗ nhẹ từ ngoài vào trong, sau đó bố mẹ cho trẻ nằm nghiêng sang trái để vỗ lưng bên phải, nằm nghiêng sang phải để vỗ lưng bên trái.
- Sau khi thực hiện các thao tác nói trên, trẻ sẽ nôn trớ dịch đờm ra ngoài. Bố mẹ nên sử dụng gạch bọc vào đầu ngón tay rồi nhẹ nhàng móc đờm ra ngoài khi thấy đờm bị đọng lại trong miệng.

Cách vỗ đờm cho trẻ sơ sinh này không quá phức tạp, bố mẹ cần nắm chắc các thao tác để thực hiện chính xác và sớm nhất để tránh để đờm bị tồn tại quá lâu trong miệng trẻ. 

Hút mũi cho trẻ sơ sinh

Hút mũi được xem là một trong những cách làm loãng đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Phương pháp này được thực hiện bởi những thao tác đơn giản như sau:
- Bố mẹ chuẩn bị dung dịch nước muối sinh lý nồng độ nhẹ và dụng cụ hút dịch mũi có phần đầu làm bằng cao su mềm. Hai dụng cụ này có thể mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
- Bố mẹ từ từ nhỏ nước muối và 2 bên mũi của trẻ. Mỗi bên mũi nên nhỏ 3 giọt để làm loãng đờm ở trong họng trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ lưu ý không được nhỏ quá nhiều giọt trong một lần liên tiếp vì có thể khiến trẻ bị sặc.
- Bố mẹ sử dụng đầu hút đặt vào một bên mũi trẻ. Một tay bố mẹ bịt chặt một bên mũi, tay còn lại thực hiện thao tác bóp bóng rồi từ từ nhả bóng ra. - Khi ấy dịch đờm sẽ theo đà bóp bóng đào thải ra ngoài thông qua ống hút. Thao tác này cần thực hiện lặp đi lặp lại tùy theo mức độ đờm trong cổ họng trẻ.
- Thực hiện hàng ngày từ 2-3 lần đến khi các triệu chứng của đờm thuyên giảm.
- Trong quá trình thực hiện nếu như trẻ có hiện tượng quấy khóc thì bố mẹ nên nhẹ nhàng dỗ dành con.

Sử dụng tinh dầu tràm

Sử dụng tinh dầu tràm

Sử dụng tinh dầu tràm

Với tính nóng ấm, mùi hơi cay nhưng nhẹ, thơm và rất dễ chịu chiết xuất từ cây tràm gió, tinh dầu tràm được sử dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó có các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Mùi hương lan tỏa từ tinh dầu tràm sẽ giúp thanh lọc bầu không khí, bảo vệ hệ hô hấp hiệu quả, hít thở của trẻ trở nên dễ dàng và làm loãng nhiều chất nhầy trong khí quản.

Cách làm hết đờm cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm cũng hết sức đơn giản. Bố mẹ có thể nhỏ một chút tinh dầu vào nước tắm của trẻ, có thể thoa lên khăn hoặc yếm trẻ đang dùng. Ngoài ra, sử dụng đèn xông tinh dầu cũng là cách để lan tỏa hương thơm tinh dầu. 

Lưu ý đặc biệt bố mẹ không được sử dụng trực tiếp tinh dầu tràm với mắt, miệng và da của trẻ. Điều này có thể dẫn tới tình trạng kích ứng và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Kết hợp củ cải trắng và lê tươi

Theo Đông y, củ cải trắng và lê tươi có tính bình, vị cay ngọt có tác dụng chữa viêm khí phế quản, đầy bụng không tiêu và đặc biệt là trị ho và ho có đờm. Để áp dụng cách làm hết đờm trong cổ họng trẻ sơ sinh bằng củ cải trắng và quả lê tươi cần chuẩn bị 1kg lê tươi, 1kg củ cải trắng, 250g đường phèn và gừng.

Củ cải trắng và lê sau khi gọt bỏ vỏ cần đem đi ép lấy nước cốt, đun sôi nhỏ lửa tới khi hỗn hợp quánh rồi cho thêm đường phèn và nước gừng, tiếp tục đun sôi thì dừng lại. Mỗi lần dùng khoảng 1 thìa cà phê hỗn hợp này pha với nước ấm, sau khoảng 1 tuần trẻ sẽ hết đờm đặc ở cổ.

Kết hợp lá hẹ và đường phèn

Từ lâu, cách làm hết đờm cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ và đường phèn đã được dân gian áp dụng. Phương pháp này hiệu quả khi tình trạng đờm ở cổ họng của trẻ không quá nhiều. Bố mẹ cần kiên trì thực hiện cho trẻ để có hiệu quả tốt nhất. 

Kết hợp lá hẹ và đường phèn

Kết hợp lá hẹ và đường phèn

Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 thìa cafe đường phèn và 5 lá hẹ tươi.
- Lá hẹ rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong vòng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước rồi cắt khúc.
-  Đun hấp cách thủy lá hẹ và đường phèn trong vòng 15 phút. 
- Lấy phần nước lá hẹ đường phèn ra bát chia cho trẻ uống 3 lần sáng trưa tối trong ngày. 
- Cần sử dụng liên tiếp cách làm hết đờm cho trẻ bằng đường phèn và lá hẹ từ 3 - 5 ngày để thấy tình trạng được cải thiện rõ rệt.

Với 5 cách làm hết đờm trong cổ họng trẻ sơ sinh trên chắc hẳn bố mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về cách điều trị tình trạng ho có đờm cho bé rồi đúng không? Chúng tôi, các chuyên gia tai mũi họng HCM luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342