Vỡ mạch máu mũi: nguyên nhân và phòng tránh
Vỡ mạch máu mũi khiến máu chảy ra ngoài theo ống mũi. Hiện tượng này còn được gọi là chảy máu cam. Tuy nhiên, máu cam có thể chảy từ mạch máu ở mũi hoặc bộ phận lân cận. Vỡ mạch máu mũi: nguyên nhân và phòng tránh sẽ giúp người đọc phân loại các lý do, đối tượng cùng cách phòng tránh hiệu quả.
VỠ MẠCH MÁU MŨI DO DỊ DẠNG MẠCH MÁU
Dị dạng mạch máu mũi là gì?
Dị dạng mạch máu mũi ở sâu trong hốc mũi. Do sự phát triển cấu trúc hình thể bất thường của các mạch máu mũi có từ lúc phát triển phôi thai. Hiện tượng này xuất hiện từ khi sinh ra và không bao giờ tự mất đi. Hiện nay, y học chia thành 3 mức độ chảy máu mũi: Nhẹ, vừa và nặng. Cách xử lý tình huống cũng khác nhau, tương ứng các mức độ.
Cách phòng tránh, sơ cứu cầm máu tại nhà
Chảy máu mũi nhẹ
+ Ngồi đầu cúi về trước, dùng ngón trỏ và ngón cái bóp hai cánh mũi trong vòng 10 - 15 phút.
+ Dùng bông hoặc bấc nhét vào tiền đình mũi nơi chảy máu.
+ Có thể cân nhắc đốt điện lưỡng cực.
Chảy máu mũi vừa
Chọn phương pháp nhét mũi trước:
+ Dùng bấc hay merocel nhét vào hốc mũi đang chảy máu theo hệ thống đèn xếp từ trên xuống dưới, và từ trong ra ngoài.
+ Kiểm tra lại sau khi nhét bấc. Nếu không hết chảy máu có thể nhét mũi sau.
Chảy máu mũi nặng
Chọn phương pháp nhét mũi sau:
+ Dùng bông cầu tấn ở vùng vòm, sau đó nhét mũi trước như kỹ thuật trên.
+ Cột hai dây của bông cầu vào một cái phao ở cửa mũi trước. Một sợi dây ở họng được dán băng keo ở má. Sợi này dùng để rút bông cầu sau này.
+ Sau 24 giờ, nếu không hết chảy máu phải thắt động mạch hàm trong hoặc động mạch cảnh ngoài. Có thể dùng bao cao su đặc biệt loại có eo ở giữa. Đưa vào mũi một phần ở vòm, eo ở cửa mũi sau và phần kia chiếm hốc mũi. Bơm phồng lên.
Lưu ý:
+ Đây là cách sơ cứu đòi hỏi có trình độ và hiểu biết để thực hiện. Vì vậy, nếu không người đủ khả năng sơ cứu, cần dưa người bệnh đến các cơ sở y tế trên địa bàn ngay.
Cầm máu bằng nội soi (nếu có đầy đủ phương tiện)
Trường hợp cầm máu thất bại với các phương pháp trên, với phương tiện sẵn có, tiến hành:
+ Gây mê.
+ Nội soi tìm nơi chảy máu.
+ Đốt điện cầm máu.
+ Thắt động mạch bướm khẩu cái hay động mạch sàng trước.
VỠ MẠCH MÁU MŨI DO BỆNH CAO HUYẾT ÁP
Vì sao cao huyết áp lại gây vỡ mạch máu mũi?
Đặc điểm của bệnh huyết áp cao là làm tăng áp lực lên các thành mạch máu. Áp lực tăng cao đến mức có thể gây tổn thương các mạch máu, thậm chí gây vỡ mạch máu. Chính điều này khiến bệnh nhân bị chảy máu mũi.
Phương pháp ngăn ngừa hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh cao huyết áp, ngăn ngừa các biến chứng do bệnh gây ra, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp dưới đây:
+ Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, không làm việc với áp lực cao. Giữ tinh thần thoải mái.
+ Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế ăn quá mặn, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế dùng nhiều thức ăn có nhiều dầu mỡ như mì tôm, gà rán, thức ăn nhanh…
+ Xây dựng chế độ rèn luyện thể dục thể thao: như đạp xe, bơi, tản bộ… mỗi ngày.
+ Ngủ đủ giấc và đúng giờ, không nên thức khuya.
+ Uống thuốc đúng giờ và liều lượng đúng theo hướng dẫn chuyên gia.
+ Dùng máy đo huyết áp tại nhà thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh.
+ Có thói quen vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý chuyên dụng.
+ Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, không ngoáy mũi, không hút thuốc lá.
VỠ MẠCH MÁU MŨI DO TỔN THƯƠNG Ở VÁCH NGĂN MŨI
Đối tượng có nguy cơ cao
Hơn ai hết, phổ biến ở tình trạng này là ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ dễ bị tổn thương ở vách ngăn mũi hơn người lớn. Cụ thể:
+ Hiếu kì, lấy các món vật nhỏ bỏ vào lỗ mũi, mà quên lấy ra.
+ Tồn tại các khối u trong mũi. Đa phần các trường hợp ở trẻ là lành tính. Tuy nhiên, cần kiểm tra để kết luận chính xác.
+ Kiểm tra độ ẩm trong phòng.Không khí khô sẽ gây kích ứng các màng nhầy của vách ngăn mũi, khiến cơ quan này mất tình đàn hồi và co giãn sẵn có. Dẫn đến trẻ dễ bị hắt hơi, gây chảy máu cam.
+ Mùa hè khí trời nóng, trẻ bị nóng trong người, làm cho cấu trúc mao mạch máu dễ bị vỡ, ngứa ngáy mũi và chảy máu cam.
+ Viêm mũi mãn tính gây tình trạng tổn thương ở động mạch và tĩnh mạch. Tạo sự bất thường ở hệ thống mạch máu khoang mũi, gây ảnh hưởng đến vách ngăn mũi.
+ Trẻ bị thiếu vitamin C, hay các khoáng chất cần thiết khác. Dẫn đến vách ngăn mũi thiếu chất để hoàn thiện chức năng, hoặc cấu trúc thành mạch máu bị thay đổi,... Kết quả làm tăng tính thấm của thành mạch, gây chảy máu mũi.
Hướng dẫn cách phòng tránh giúp bảo vệ trẻ tốt nhất
+ Không để trẻ hình thành thói quen thường xuyên ngoáy mũi. Vì móng tay rất dễ làm rách các niêm mạc da, gây tổn thương mao mạch máu mũi.
+ Một tuần khoảng 1 - 2 lần, phụ huynh cần vệ sinh tai mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn, giữ sạch sẽ ở hệ hô hấp. Không lạm dụng, vì nước muối sẽ khiến trôi hết lớp nhầy bảo vệ được tiết ra từ niêm mạc mũi.
+ Khi thấy trẻ có biểu hiện chảy máu mũi, các bậc cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ bình tĩnh ngồi xuống hoặc nằm (nếu có thể). Dùng hai ngón tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ nhàng bằng miệng trong 5 đến 10 phút sẽ làm cho trẻ hết chảy máu.
Lưu ý:
+ Các phương pháp chỉ giúp phòng tránh và sơ cứu. Nếu trẻ có tình trạng chảy máu thường xuyên, lượng máu chảy tăng lên và lặp lại nhiều lần thì phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám ngay.
Thông tin trên được tổng hợp từ nhiều nguồn và chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ ngay các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng giải đáp, nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào. Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.