Vị trí dây thanh quản và các bệnh thường gặp

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Thanh quản và thực quản là 2 cơ quan rất gần gũi và ai cũng rõ về các khái niệm này. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn tìm hiểu về thanh quản chưa? Các bệnh về giọng nói là do thanh quản tổn thương hay sao? Vị trí dây thanh quản và các bệnh thường gặp sẽ giúp bạn nắm được vai trò và chức năng của bộ phận này.

VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO CỦA DÂY THANH QUẢN

Vị trí của dây thanh quản trong cổ

Dây thanh quản thuộc hệ hô hấp, có ở các loài động vật lưỡng cư, bò sát và thú. Lưu ý là cơ quan này không phải trái cổ - là tên gọi dân gian của yết hầu.

+ Về mô tả vị trí, nằm ngay đưới khu hầu họng, tách ra thành khí quản (để dẫn khí từ mũi vào phổi và từ phổi ra mũi) và thực quản (để đưa thức ăn, đồ uống vào thẳng dạ dày, tiêu hóa hấp thu năng lượng). Nối vùng yết hầu và khí quản nằm ở phần trước của cổ.

+ Về giải phẫu học, dây thanh quản ở người lớn thường ở đốt sống C3 - C6 và ở trẻ em là đốt sống C2 - C3.

Khác với các cơ quan khác, thanh quản không cố định vị trí mà có thể di chuyển lên xuống linh hoạt ở vùng da dưới cổ. Khi nuốt hoặc cúi xuống hay ngẩng lên, thanh quản đều linh hoạt vị trí.

Dây thanh quản phát triển song song với hocmon sinh dục. Khi dậy thì, giọng nói cũng sẽ thay đổi gây ra hiện tượng thường gọi là vỡ giọng.

Cấu tạo theo giải phẫu học

Có hình dạng tương tự như hình tháp. Dây thanh quản có 3 mặt, chiều dài khoảng 44mm ở nam giới và 36mm ở nữ giới. Đường kính chiều ngang vào khoảng 41 - 43mm, đường kính từ trước ra sau vào tầm 26 - 36mm.

Thanh quản có phần lớn cấu tạo từ sụn, được nối với nhau và với các cấu trúc xung quanh nhờ vào các khớp, các cơ, dây chằng và các tổ chức màng. Cụ thể:

Cấu tạo dây thanh quản theo giải phẫu học

Các loại sụn thanh quản

Sụn đơn

+ Sụn giáp: có một sụn gồm hai mảnh, nối tiếp nhau ở phía trước tạo thành góc sụn giáp, ở nam giới góc này nhọn nên, ở nữ là góc tù.

+ Sụn nhẫn: Hình vòng giống như nhẫn mặt vuông, nằm dưới sụn giáo. Gồm hai phần: phần trước là cung giáp nhẫn tiếp với sụn giáp, phần sau là mặt nhẫn, phẳng và tiếp với sụn phễu. Ở dưới sụn nhẫn tiếp với vòng sụn khí quản đầu tiên.

+ Sụn nắp thanh môn: hình chiếc lá, nằm ở phía sau lưỡi xương móng và phía trước thanh môn.

+ Sụn liên phễu: giúp nối hai sụn phễu với nhau.

Sụn kép hay sụn đôi

+ Sụn sừng: nằm phía trên đỉnh sụn phễu.

+ Sụn chêm: nằm trên dây chằng phễu nắp thanh hầu.

+ Sụn thóc: nằm ở bờ sau ngoài vùng giáp móng.

+ Sụn vừng: nằm ở đầu dưới dây thanh âm và bờ ngoài sụn phễu.

+ Sụn phễu: Ở phía sau tiếp khớp với bờ trên của mặt nhẫn. Có hình tháp tam giác, giống cái phễu, có 3 mặt trước, sau và trong. Đỉnh ở phía trên, đáy ngồi trên sụn nhẫn có hai mỏm là mỏm thanh âm ở trước trong, có dây thanh âm bám dưới. Mỏm cơ ở sau ngoài có nhiều sơ bám vào.

Các màng thanh quản

+ Màng giáp móng: căng từ sụn giáp đến xương móng.

+ Màng nhẫn giáp: dày và chắc có cơ nhẫn giáp che phủ.

+ Màng tứ giác: căng từ nếp tiền đình đến nếp phễu nắp.

+ Màng nhẫn thanh âm: còn gọi là nón đàn hồi: căng từ nếp thanh âm đến bờ trên sụn nhẫn.

+ Màng nhẫn khí quản: là nơi mở khí quản.

Các dây chằng

+ Dây chằng giáp móng: bắt đầu từ sụn giáp đến xương móng

+ Dây chằng nhẫn giáp: nối từ sụn phễu đến sụn giáp

+ Dây chằng phễu nắp thanh hầu: từ sụn phễu đến sụn nắp thanh hầu

+ Dây chằng nhẫn hầu: đi từ mảnh sụn nhân ra sau tới đường giữa, tận hết trong niêm mạc của hầu

+ Dây chằng nhẫn phễu là dây chằng của khớp nhẫn phễu, đi từ mặt sau ra gần bờ trên mảnh sụn nhẫn tới bờ sau của đáy sụn phễu.

+ Dây chằng thanh âm trên là tổ chức xơ sợi đi từ góc sụn giáp đến sụn châm

+ Dây chằng âm dưới: là tổ chức cơ sợi đi từ mỏm thanh am của sụn phễu đến góc sụn giáp. Dây chằng âm dưới là dây phát âm chính của thanh quản, rộng hơn dây thanh âm trên nên khi soi thanh quản thấy rơ hai dây thanh âm dưới.

+ Các dây chằng của nắp thanh môn: dây chằng móng nắp thanh môn, dây chằng lưỡi nắp thanh môn, dây chằng giáp nắp thanh môn.

Các khớp

+ Khớp nhẫn giáp: giữa sừng giáp dưới với sụn nhẫn

+ Khớp nhẫn phễu: là khớp tục có hai động tác

Các cơ thanh quản

Có tác dụng đến các sụn thanh quản, làm di chuyển và thay đổi kích thước của thanh môn và độ thanh âm để hô hấp và phát âm. Được chia thành 3 nhóm chính

Nhóm cơ làm hẹp thanh môn

+ Cơ nhẫn phễu bên: hay dây thanh âm là mỏm phát âm xoay vào trong.

+ Cơ giáp phễu: từ mặt trong của mảnh sụn giáp rồi đi ra sau lên trên bám vào mỏm cơ của sụn phễu.

+ Cơ phễu chéo và ngang: Khi hai phễu lại gần nhau làm cho hai dây thanh dưới khép lại.

+ Cơ phễu nắp thanh hầu: khi bị co lại làm hẹp lỗ vào của thanh quản dẫn đến làm đóng nắp thanh quản khi nuốt.

Nhóm cơ làm rộng nắp thanh môn

+ Cơ nhẫn phễu sau: Khi hai dây thanh âm dưới mở ra dẫn đến khe thanh môn rộng ra.

+ Cơ giáp nắp thanh hầu: Khi co hạ sụn nắp thanh quản dẫn tới rộng phần tiền đình thanh thất

Nhóm cơ làm căng và chùng dây thanh âm

+ Cơ nhẫn giáp: là cơ ngắn nhưng khỏe nhất. Có tác dụng làm cho hai dây thanh âm căng ra.

+ Cơ thanh âm: có tác dụng làm hẹp thanh môn, một phần lại làm chùng dây thanh âm.

TOP 3 CHỨC NĂNG QUAN TRỌNG CỦA DÂY THANH QUẢN

Phối hợp thực hiện quá trình hô hấp

Nhờ vào chức năng mở thanh môn do cơ nhẫn - phễu sau đảm nhận.

Khi thanh môn không mở đủ rộng cần thiết hoặc bị tắc do bất kỳ lý do gì sẽ dẫn đến tình trạng khó thở, khí không thể vào cơ thể. Cần xử lý kịp thời bằng việc làm khai thông đường thở, thậm chí phải phẫu thuật mở khí quản.

Tống dị vật ra khỏi đường hô hấp dưới

Dây thanh quản phòng ngừa dị vật xâm nhập vào phổi bằng cách ho hoặc hắt hơi, nhằm đẩy dị vật ra ngoài đường hô hấp.

Về mặt cơ chế: luồng khí trong cơ thể được đẩy mạnh ra bên ngoài, nhanh và đột ngột. Nhờ vào khe thanh môn đóng lại và bất ngờ mở ra khiến lực khí giải phóng, tống hết dị vật ra ngoài, làm sạch khí quản.

Phản xạ nấc do đâu mà ra? Đó là do cơ hoành co thắt không chủ ý, khe thanh môn đóng lại một phần hoặc toàn phần. Nấc thường trong khoảng thời gian ngắn và không phải là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng.

Tạo ra âm thanh giúp con người có giọng nói

Âm thanh được tạo ra trong thanh quản. Bao gồm tiếng nói và tiếng cười. Và cũng nhờ dây thanh quản mà chúng ta có thể điều chỉnh được cao độ và âm lượng của âm thanh.

Về mặt cơ chế:

+ Cách tạo ra âm thanh: Do luồng khí được đẩy từ phổi ra ngoài nhờ sự co của cơ hoành, các cơ rộng bụng và cơ gian sườn. Luồng khí làm rung chuyển dây thanh âm từ đó phát ra âm thanh.

+ Cách điều chỉnh cao độ, âm lượng: Âm thanh nguồn được tạo ra nhờ các cơ và phổi, với tần số và cao độ cụ thể tùy từng người. Âm thanh nguồn này bị thay đổi khi nó đi qua đường hô hấp, tùy vào đặc điểm lưỡi, môi, miệng và hầu họng mà âm thanh phát ra được biến đối.

Các bệnh lý thường gặp liên quan đến dây thanh quản

CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP LIÊN QUAN ĐẾN DÂY THANH QUẢN

Thanh quản có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Vì thế, các bệnh lý liên quan đến cơ quan này cũng không ít. Sau đây là tên các loại bệnh có mức độ phổ biến cao trong cuộc sống hàng ngày:

+ Viêm thanh quản mãn tính

+ Viêm thanh quản cấp tính

+ Ung thư thanh quản

+ Polyp thanh quản

+ Viêm thanh quản

+ Liệt cơ mở thanh quản

+ Hẹp thanh quản

Nếu bạn gặp phải bất kì bệnh lý trên, cần thăm khám và điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.

Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu mong rằng với thông tin từ bài viết về dây thanh quản, sẽ giúp người đọc hiểu hơn về vai trò, chức năng và các bệnh lý liên quan đến cơ quan này. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào về tai mũi họng. Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342