5 cách trị tiêu đờm cho trẻ hiệu quả không cần dùng thuốc

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Thời tiết thay đổi cùng sức đề kháng yếu dễ làm trẻ mắc các bệnh cảm cúm gây ra ho có đờm kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Thay vì dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh, bố mẹ có thể áp dụng 5 cách trị tiêu đờm cho trẻ dưới đây, vừa an toàn dễ làm, vừa giúp trẻ hồi phục sức khỏe nhanh hơn nhé.

Nguyên nhân trẻ bị đờm

Nguyên nhân trẻ bị đờm

Nguyên nhân trẻ bị đờm

Đờm là dịch tiết ra từ đường hô hấp, chúng luôn tồn tại ở trong họng một lượng nhất định. Đờm cũng đóng vai trò bảo vệ cổ họng, tạo màng chắn ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại virus, bụi bẩn và vi khuẩn tấn công đường ho hấp. Do đó, khi trẻ bị đờm không phải là tình trạng quá xa lạ với nhiều bậc phụ huynh.

Nếu như ở người lớn, chúng ta có thể tự loại bỏ đờm tích tụ ở cổ họng bằng cách khạc đờm. Thì ở trẻ con lại hoàn toàn khác, trong những năm tháng đầu đời, trẻ chưa có khả năng thực hiện điều này. Khi đờm tích tụ nhiều ngày ở cổ họng sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, sạc, nôn trớ, quấy khóc, mệt mỏi,...

Phần lớn trường hợp trẻ bị đờm không liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp. Nhưng không thể loại bỏ trường hợp này khi xảy ra với trẻ nhỏ. Bởi, trong giai đoạn đầu đời, sức đề kháng của cơ thể trẻ còn rất yếu, dễ bị tấn công bởi những yếu tố gây hại như virus, vi khuẩn,… hoặc lây nhiễm từ người khác.

Trẻ bị đờm là bị bệnh gì?

Trẻ bị đờm rất dễ mắc một số bệnh viêm đường hô hấp. Cụ thể như sau:
- Viêm phế quản: Bệnh này gây ra những cơn ho đờm, thở khò khè, khó thở và mệt mỏi.
- Hen phế quản: Khi bị hen phế quản, trẻ sẽ bị ho có đờm dai dẳng. Theo rõi kĩ, bố mẹ sẽ nghe thấy tiếng thở rít từ ngực và cơn ho sẽ trở nên nghiêm trọng vào ban đêm.
- Trào ngược dạ dày: Khi trẻ nằm, thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa hết và dịch vị dạ dày sẽ bị trào ngược lên thực quản gây ra ho. Bên cạnh đó, trẻ sẽ còn xuất hiện triệu chứng nôn trớ và mệt mỏi.

5 Cách trị tiêu đờm cho trẻ hiệu quả mà không cần dùng thuốc 

Trong trường hợp trẻ bị đờm, thuốc kháng sinh không phải giải pháp phù hợp. Thay vào đó, bố mẹ hãy nên áp dụng một số cách trị đờm cho trẻ vừa an toàn vừa hiệu quả dưới đây:

Hút mũi

Khi xuất hiện đờm ở trong khoang mũi, người lớn chúng ta có thể chủ động tống chúng ra ngoài bằng cách hút mũi. Song trẻ nhỏ lại cần sự giúp đỡ của bố mẹ để thực hiện điều đó. Hút mũi cho trẻ là một công việc không dễ, vì vậy bố mẹ cần chuẩn bị một số dụng cụ hỗ trợ như bình hút mũi, dung dịch nước muối và miếng khăn mềm.

Hút mũi

Hút mũi

Trẻ bị hút mũi sẽ cảm thấy khó chịu nên thường quấy khóc và la hét. Bố mẹ cần bình tĩnh xử lý vấn đề và nhẹ nhàng thực hiện các bước sau:
- Dùng nước muối sinh lý nhỏ đều vào 2 bên mũi của trẻ để xử lí dịch nhầy được loãng dễ dàng tống đờm ra ngoài.
- Khử trùng sạch sẽ dụng cụ hút mũi. Sau đó bố mẹ đặt ống vào 1 bên mũi của trẻ. Đồng thời tay bóp bầu ống, rồi từ từ thả ra để tạo lực hút đờm ra ngoài.
- Sau khi vệ sinh xong 1 bên mũi, bố mẹ hãy làm sạch dụng cụ, khử trùng trước khi thực hiện cho bên mũi còn lại
- Dùng khăn mềm thấm nước ấm rồi lau mũi thật sạch cho trẻ
- Thực hiện hút mũi cho trẻ 1-2 lần/ngày nếu lượng đờm khá nhiều

Vỗ long đờm

Vỗ long đờm cũng là một trong những cách trị tiêu đờm cho trẻ rất hiệu quả. Bằng cách sử dụng lực vừa đủ tay vỗ nhẹ nhàng vào phần lưng của trẻ. Từ đó tạo lực đẩy để tống xuất đờm nhớt ra khỏi cổ họng. Vỗ long đờm cần được thực hiện đúng kỹ thuật, bởi chỉ một sai lầm nhỏ cũng sẽ gây tổn thương trẻ. Bởi vậy, nếu như bố mẹ chưa tự tin, hãy nhờ đến sự trợ giúp từ chuyên gia hướng dẫn

Vỗ long đờm

Vỗ long đờm

Các bước tiến hành vỗ long đờm cho trẻ được thực hiện như sau:
- Bước đầu tiên là sử dụng nước muối để làm loãng đờm sau đó mới thực hiện vỗ long đờm.
- Đặt bé nằm ở tư thế úp người, đầu dốc xuống hoặc là nằm nghiêng một bên đều được
- Tay bố mẹ khum lại, vỗ vào vùng lưng của trẻ
- Lực tác động thật nhẹ nhàng, di chuyển từ trên xuống dưới 
- Mỗi lần vỗ long đờm chỉ nên thực hiện trong vòng khoảng 15 phút.

Lưu ý: Khi trẻ mới ăn no tránh sử dụng phương pháp vỗ long đờm.

Xông tinh dầu

Cách trị tiêu đờm cho trẻ bằng tinh dầu là giải pháp tiếp theo chúng tôi muốn gợi ý cho các bố mẹ. Trong trường hợp trẻ bị đờm quá nhiều trong mũi và cổ họng, người ta thường dùng dầu tràm để giảm tắc nghẽn.

Hương tinh dầu tràm dịu nhẹ làm sạch không khí trong phòng, mang lại sự thoải mái cho trẻ. Trẻ em hít thở dễ dàng và tác động tích cực tới việc làm tiêu đờm. Cách sử dụng rất đơn giản, bố mẹ có thể cho vài giọt vào máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của trẻ hoặc tắm chung với nước ấm vô cùng hiệu quả và an toàn.

Sử dụng quất xanh

Quất là một vị thuốc bổ cho sức khỏe con người được sử dụng nhiều trong mọi gia đình. Đặc biệt mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh lý về đường hô hấp. Vì thế, bố mẹ hãy tận dụng những ưu điểm tuyệt vời của loại quả này để trị đờm cho trẻ nhé.

Với cách trị đờm cho trẻ tại nhà bằng quất xanh bố mẹ có thể kết hợp với đường phèn. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
- Rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt quất
- Vắt sạch nước cho vào bát kèm với 2-3 viên đường phèn
- Chưng cách thủy hỗn hợp đường phèn và quất xanh trong vòng 20 phút
- Cho bé uống hỗn hợp này 2-3 lần/ngày, đờm sẽ nhanh chóng tan biến.

Sử dụng lá hẹ

Với đặc tính sát khuẩn, kháng viêm cực tốt, lá hẹ luôn xuất hiện trong những bài thuốc trị đờm cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trong lá hẹ có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh mạnh mẽ, chẳng hạn như Allicin, Odorin, Sulfit giúp khôi phục niêm mạc bị tổn thương, giúp long đờm và giảm ho hiệu quả.

Dưới đây là một số cách trị tiêu đờm cho bé bằng lá hẹ

Lá hẹ kết hợp với đường phèn:
- Rửa sạch lá hẹ ngâm với nước muối pha loãng
- Cắt lá hẹ thành từng khúc nhỏ rồi cho vào một cái bát
- Thêm 2-3 viên đường phèn vào bát rồi đem hỗn hợp hấp cách thủy trong vòng 20 phút khi đường phèn tan hết
- Gạt bỏ phần xác, chắt lấy phần nước cho trẻ uống.

Nước ép lá hẹ:

- Lá hẹ sơ chế sạch sẽ rồi cho vào máy sinh tố xay nhuyễn
- Thêm ½ cốc nước lọc trộn đều với hỗn hợp lá hẹ đã xay nhuyễn
- Lọc lấy phần nước cho trẻ uống mỗi ngày, loại bỏ bã lá hẹ.

Một vài lưu ý khi thực hiện cách trị tiêu đờm cho trẻ

Khi áp dụng cách trị tiêu đờm cho trẻ , bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Những mẹo trên chỉ áp dụng cho trong trường hợp trẻ bị đờm ít ngày. Khi trẻ có dấu hiệu bệnh kéo dài, bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để xác định nguyên nhân và được điều trị kịp thời.
- Theo dõi kĩ biểu hiện của trẻ sau khi thực hiện các cách trên. Khi có biểu hiện bất thường hãy ngừng ngay và đưa trẻ đi cơ sở y tế kiểm tra.
- Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... cho trẻ để tăng cường đề kháng và giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn.

Với 5 cách trị tiêu đờm cho trẻ trên chắc hẳn bố mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về cách điều trị tình trạng ho có đờm cho trẻ rồi đúng không? Chúng tôi, các chuyên gia tai mũi họng HCM luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342