[TỔNG HỢP] Bệnh bạch hầu: Thông tin cần biết

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Bệnh bạch hầu có mức độ phổ biến cao, liên quan đến khoa tai mũi họng. Bệnh tác động đến thanh quản, mũi, hầu họng,... Bệnh xuất hiện chủ yếu ở miền Trung và Tây Nguyên. [TỔNG HỢP] Bệnh bạch hầu: Thông tin cần biết sẽ cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản về bệnh nhá!

THÔNG TIN Y HỌC CƠ BẢN VỀ BỆNH BẠCH HẦU

Bệnh bạch hầu (Diptheria) là gì?

Bệnh do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bất kì người nào có hệ miễn dịch yếu đều có thể trở thành đối tượng mắc bệnh. Đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi dưới 10 tuổi dễ mắc phải, do hệ kháng sinh chưa hoàn thiện hoàn toàn.

Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có giả mạc ở các cơ quản như thanh quản, tuyến hạnh nhân, hầu họng, và mũi. Ngoài ra, vi khuẩn bạch hầu còn có thể tấn công vào niêm mạc ở cơ quan khác như da, mắt, hay cơ quan sinh dục. Bệnh vừa gây nhiễm trùng, vừa gây nhiễm độc cao. Độc tố do vi khuẩn bạch cầu tiết ra, có tên khoa học là Corynebacterium Diphtheria.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, bệnh bạch hầu liên tiếp xuất hiện tại những tỉnh miền Trung, Tây Nguyên như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Đắk Lắk… Dấu hiệu ban đầu là xuất hiện một vài ca ở trẻ em, sau đó lan rộng nhanh chóng thành ổ dịch, khó kiểm soát.

Theo thống kê từ Bộ Y Tế: "tính đến ngày 21/7, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã ghi nhận 108 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum. Trong đó, đã có 2 ca tử vong tại Đắk Nông và 1 ca tại Gia Lai."

Bệnh bạch hầu là bệnh gì?

Bệnh bạch hầu: nguyên nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh bạch hầu là vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae.

Vi khuẩn bạch hầu có 3 loại là Gravis, Mitis và Intermedius.

Vi khuẩn bạch hầu tiết ra các độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể.

Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu nằm ở người bệnh và cả người lành mang vi khuẩn. Đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh.

Mức độ lây lan của bệnh

Bệnh lây lan rất nhanh qua đường hô hấp. Vi khuẩn có thể trực tiếp xâm nhập qua da gây bạch hầu niêm mạc da. Thời gian bắt đầu lây lan là 2 tuần kể từ thời điểm người bệnh bắt đầu bị nhiễm vi khuẩn.

BỆNH BẠCH HẦU: TRIỆU CHỨNG VÀ CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN

Thời gian ủ bệnh, triệu chứng và biến chứng của bệnh

Thời gian ủ bệnh

Người bệnh nhiễm vi khuẩn bạch hầu có thời gian ủ bệnh (đã nhiễm khuẩn nhưng chưa biểu hiện bệnh) trong 2 - 5 ngày.

Triệu chứng cụ thể

Bệnh khởi phát cấp tính và các đặc điểm chính là đau họng, sốt và sưng hạch ở cổ. Độc tố bạch hầu làm cho màng mô chết đi và tích tụ trên cổ họng và amidan, khiến việc thở và nuốt trở nên khó khăn.

Vi khuẩn bạch hầu sẽ tạo lớp màng giả màu trắng do các lớp tế bào bị viêm tạo ra lớp màng bám vào trong họng, khẩu cái mềm, amidan, lưỡi.

Nếu không điều trị thì màng bám sẽ lan xuống vùng thanh quản gây khàn giọng, khó thở, ho ông ổng. Lớp mảng giả này sẽ làm tắc đường thở và gây tử vong.

Biến chứng nguy hiểm

Vi khuẩn bạch hầu mang độc. Khi xâm nhập vào cơ thể, độc tố đó sẽ theo máu và tác động lên các cơ quan chính của cơ thể, có thể gây ra viêm tim, viêm thận hoặc tác dụng lên hệ thần kinh làm liệt tay, liệt chân, mắt lé, giọng nói có thể thay đổi do bị ngọng thanh quản.

Vi khuẩn từ các mảng trắng có thể tiết ra nội độc tố, dễ gây suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu làm thay đổi giọng nói, sặc và khó nuốt khi ăn uống, lú lẫn; nặng thì hôn mê, sau đó tử vong.

Một số trường hợp biến chứng viêm cơ tim hay viêm dây thần kinh ngoại biên. Ở những người không được tiêm phòng, hoặc không được điều trị kịp thời, 10% trường hợp người bệnh sẽ tử vong mặc dù đã dùng kháng sinh và sử dụng thuốc chống huyết thanh.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu

Con đường lây bệnh

Thông thường vi khuẩn bạch hầu nhân lên trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy của cổ họng. Do đó bạch hầu lây chủ yếu qua đường dịch tiết.

Lây lan trực tiếp

Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ phát ra một giọt nước có chứa mầm bệnh, những người ở gần đó có thể hít phải vi khuẩn bạch hầu. Bạch hầu lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi đông người.

Lây lan gián tiếp

Thông qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh. Một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu từ việc chưa làm sạch các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng từ cốc uống nước chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các giấy ăn mà người bệnh đã sử dụng…

Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Các chuyên gia tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng giải đáp. Hãy liên hệ qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.
Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342