Bị khan tiếng lâu ngày cảnh báo tình trạng bệnh gì?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Bị khan tiếng luôn đem lại những khó khăn nhất định trong việc giao tiếp với mọi người xung quanh. Giọng nói không được trong, âm thanh phát ra bị rè khiến người đối diện khó lắng nghe. Bị khan tiếng lâu ngày cảnh báo tình trạng bệnh gì? Nhằm giải đáp và cảnh giác người bệnh tốt hơn.

GIẢI THÍCH TÌNH TRẠNG BỊ KHAN TIẾNG LÂU NGÀY

Mô tả hoạt động của dây thanh quản

+ Dây thanh quản ở người có 2 sợi, nằm ở ống thanh quản. Vị trí hai dây nằm khép sát với nhau, âm thanh được tạo ra nhờ mép dây rung lên, dưới áp lực của luồng không khí thở ra từ phổi hoặc bụng. Tùy cấu tạo dây thanh và điều khiển của bộ não, cùng sự phối hợp ở các bộ phận vòm họng, miệng, đã giúp điều khiển âm thanh tạo ra trở nên dễ nghe hơn, gọi là tiếng nói.

+ Người có giọng nói trong trẻo, cao vút là khi 2 dây thanh đồng nhất về nhịp điệu rung động.

+ Đằng hắng là hành động giúp đờm bám vào dây thanh bật ra, giúp tiếng nói bị rè trở lại bình thường.

Thế nào gọi là bị khan tiếng?

+ Là tình trạng 1 hoặc 2 dây thanh quản bị tổn thương. Khi phát âm, có khoảng hở giữa 2 dây khiến tiếng nói phát ra bị khàn. Phổ biến ở những nghề như giáo viên, hoạt náo viên, MC, hoặc người bị nghiện thuốc lá.

+ Nguyên nhân gây khan tiếng rất đa dạng, như hạt xơ dây thanh, polyp, bệnh lao, ung thư thanh quản, xung huyết thanh quản... Trong đó, viêm thanh quản được thống kê là có mức độ phổ biến nhất.

Bị khan tiếng lâu ngày cảnh báo tình trạng bệnh gì?

Khan tiếng lâu ngày là bao nhiêu ngày?

+ Đối với người lớn là khan tiếng trên 10 ngày.

+ Đối với trẻ em dưới 12 tuổi thì trên 1 tuần.

+ Lưu ý: đối với trẻ nhỏ, nếu khan tiếng được vài ngày mà kèm theo khó thở, chảy nước bọt thì cần đưa trẻ đi khám chuyên gia ngay.

BỊ KHAN TIẾNG LÂU NGÀY CẢNH BÁO BỆNH LÝ GÌ?

Bệnh viêm thanh quản khiến bị khan tiếng lâu ngày

Theo WHO - Tổ chức Y tế Thế giới, viêm thanh quản được chia thành cấp tính và mãn tính:

+ Viêm cấp tính: 2 dây thanh quản bị sưng đỏ và phù nề. Khi phát âm, hai mép dây không thể khép kín, và rung một cách linh hoạt. Dẫn đến âm thanh phát ra bị khàn. Nếu tiếp tục sưng sẽ gây mất tiếng.

+ Viêm mãn tính: là tình trạng viêm thanh quản cấp kéo dài do không được điều trị hoặc bệnh không thể tự khỏi.

Cả hai loại viêm thanh quản đều có thể gây khan tiếng dài ngày, thậm chí mất tiếng.

Bị khan tiếng kéo dài ngày có thể là biểu hiện bệnh hạt xơ dây thanh

+ Khác với viêm thanh quản, hạt xơ dây thanh là bệnh lý xuất hiện 2 hạt xơ ở hai dây thanh. Chân hạt xơ thường rộng hơn. Quan sát mắt thường sẽ thấy giống hai khối lỏng lẻo bám trên mép dây thanh.

+ Nguyên nhân là do sự cọ xát quá mức của 2 dây thanh trong lúc phát âm. Thường xảy ra khi viêm thanh quản cấp tính chưa dứt, dây thanh của kịp hồi phục. Sự cọ xát liên tục khiến các sợi cơ trong dây thanh bị đứt.

+ Hậu quả khiến cho dây thanh không khép kín, tạo khoảng hở thanh môn. Gây cho người nói bị khàn tiếng. Ngoài ra, do sự thất thoát của một lượng lớn hơi, nên người nói nhanh mệt, thở hổn hển.

Ung thư thanh quản gây ra khan tiếng hoặc thậm chí mất tiếng

+ Ung thư thanh quản là do sự tích tụ của các tế bào bị lỗi ở thanh quản, sản sinh nhanh chóng, vượt khả năng kiểm soát của cơ chế sinh học trong cơ thể.

+ Thường gặp ở người có bệnh nền đường hô hấp trên mãn tính, người lớn tuổi, người có thói quen nghiện thuốc lá.

+ Dấu hiệu sớm nhất và dễ nhận biết nhất chính là ho khan kéo dài mà điều trị không dứt.

+ Bên cạnh bị khan tiếng lâu ngày, người bệnh còn đau rát họng, sốt nhẹ, nhức đầu khó chịu. Thậm chí có trường hợp bị mất tiếng.

+ Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng con người. Cần tầm soát để phát hiện sớm và điều trị.

Bị khan tiếng lâu ngày cảnh báo nhiễm trùng toàn bộ hệ hô hấp trên

+ Khan tiếng kèo dài cho thấy thanh quản đã bị tổn thương. Các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, vi trùng, nấm đều có cơ hội thâm nhập để gây viêm nhiễm.

+ Ban đầu khan tiếng có thể là dấu hiệu của bệnh lý cụ thể liên quan đến hệ hô hấp trên. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm nhiễm lan rộng, sẽ có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ hô hấp như: phổi, phế quản, niêm mạc họng, amidan, khí quản.

+ Lúc này, sức khỏe bệnh nhân suy yếu rất nhanh. Khả năng phải nhập viện để hỗ trợ thở từ các thiết bị y tế là cần thiết. Nếu chậm trễ, bệnh nhân có thể tử vong.

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP LÀM GIẢM TÌNH TRẠNG KHAN TIẾNG KÉO DÀI

Uống nước thường xuyên giúp giảm nhanh bị khan tiếng lâu ngày

+ Giữ dây thanh quản được nghỉ ngơi, không phải vận động nhiều trong vài ngày. Cụ thể: dùng giọng nhỏ nhẹ, tránh nói chuyện lớn tiếng hoặc la hét. Chỉ nói khi thật sự cần thiết. Lưu ý: không nói thì thầm, vì có thể làm tăng sức căng ở dây thanh âm.

+ Thường xuyên uống nhiều nước lọc hay nước trái cây. Điều này tăng độ trơn ở họng, giúp giảm đau và dễ nuốt hơn.

+ Không uống thức uống có cồn (như rượu bia) hoặc caffein (như cà phê). Vì chất trong đó có thể làm khô họng và khàn tiếng nặng hơn.

+ Dùng máy làm ẩm không khí trong phòng. Giảm khan tiếng cũng chính là cần tăng độ ẩm ở họng.

+ Tắm với nước ấm giúp cơ thể dễ chịu, góp phần giảm căng thẳng ở dây thanh.

+ Tránh xa khói thuốc, kể cả thuốc lá điện tử. Vì các chất trong thuốc sẽ khiến cổ họng mất đi độ ẩm nhanh.

+ Không dùng các thuốc xịt làm khô và kích thích mũi.

+ Có thói quen thường xuyên rửa tay.

+ Trực tiếp đến gặp và trao đổi với chuyên gia về tình trạng bệnh khan tiếng lâu ngày của bản thân.

Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu đã tổng hợp và giải đáp mức độ nguy hiểm của tình trạng bị khan tiếng lâu ngày. Bài viết chỉ mang lại thông tin tham khảo. Tình trạng bệnh thực tế cần phải được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342