Cách chữa hay khi tai bị chảy mủ vàng ?
Tai chảy mủ vàng không những gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về tai nguy hiểm, cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Vậy, điều trị tình trạng tai chảy mủ vàng như thế nào? Ngay sau đây, các chuyên gia xin chia sẻ những cách chữa hay khi tai bị chảy mủ vàng. Hãy cùng tham khảo nhé.
Tai bị chảy mủ vàng là bị gì? Nhấp vào bảng chat để được chuyên gia giải đáp rõ ràng, chi tiết hơn.
Cách chữa hay khi tai bị chảy mủ vàng?
Như đã chia sẻ bên trên, tai bị chảy mủ vàng không chỉ đơn thuần gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý về tai như: Viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa chảy mủ… Vì vậy, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt khi tai có dấu hiệu chảy mủ.
Những bài viết liên quan
Tai bị chảy mủ kèm theo máu là bệnh gì ?
Cách chữa hay khi tai bị chảy mủ vàng?
Việc chữa trị tai chảy mủ vàng chủ yếu dựa vào nguyên nhân gây nên tình trạng này, cụ thể là:
Tai chảy mủ vàng do viêm ống tai ngoài
Viêm ống tai ngoài do nấm: Chủ yếu là sử dụng các loại thuốc giảm đau, kết hợp với thuốc nhỏ tai hoặc thuốc bôi kháng nấm trong khoảng 2 – 3 tuần, để xoa dịu các triệu chứng của bệnh, cải thiện tình trạng chảy mủ vàng.
Viêm ống tai ngoài ác tính: Chủ yếu điều trị bằng kháng sinh đồ, kháng sinh phổ rộng, liều cao. Đồng thời phối hợp điều trị toàn thân trong trường hợp người bệnh bị tiểu đường, suy giảm miễn dịch…
Đôi khi cần tiến hành thủ thuật nạo vét ổ viêm dẫn xuất dịch mủ ra ngoài để khắc phục tình trạng đau nhức và chảy mủ vàng ở tai.
Tai chảy mủ vàng điều trị như thế nào? Hỏi chuyên gia chuyên khoa bằng cách CLICK VÀO ĐÂY
Tai chảy mủ vàng do viêm tai giữa
Tùy vào mức độ của bệnh mà viêm tai giữa có thể được hỗ trợ điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau:
Trường hợp bệnh nhẹ có thể điều trị tại chỗ theo hướng dẫn của chuyên gia như rửa tai, nhỏ thuốc hay uống các loại thuốc kháng sinh.
Nếu bệnh chuyển biến nặng hơn có thể điều trị nội khoa, là sử dụng kháng sinh dạng uống hoặc dạng tiêm qua tĩnh mạch để đẩy lùi viêm nhiễm, mỗi đợt điều trị nội khoa thường kéo dài khoảng 2 tuần.
Trong trường hợp viêm tai giữa gây thủng màng nhĩ thì cần hỗ trợ điều trị bằng phẫu thuật, cụ thể là phẫu thuật vá màng nhĩ và chỉnh hình xương con. Đặc biệt, khi màng nhĩ bị thủng ảnh hưởng đến xương con thì cần tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt để phục hồi chức năng màng nhĩ, khôi phục khả năng nghe của người bệnh.
Phẫu thuật khoét rỗng đá chủm: Áp dụng trong trường hợp viêm tai giữa chảy mủ không có cholesteatoma hoặc có cholesteatoma nhưng hiện tượng chảy mủ vàng trong tai kéo dài, điều trị bằng thuốc nhỏ và kháng sinh không hiệu quả.
Cách chữa hay khi tai bị chảy mủ vàng?
Những điều người bệnh cần chú ý trong quá trình điều trị tai chảy mủ vàng
Luôn giữ cho tai khô ráo, sau khi tắm gội phải làm khô tai và không để nước lọt vào tai, giảm tình trạng viêm nhiễm.
Dụng cụ dùng để ngoáy tai phải được khử trùng sạch sẽ trước khi lấy ráy tai.
Thường xuyên tái khám theo đúng lịch hẹn để chuyên gia có thể theo dõi diễn biến của bệnh cũng như đánh giá hiệu quả điều trị bệnh, trong trường hợp bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm các chuyên gia sẽ cân nhắc và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp hơn.
Ngoài ra, khi có ý định điều trị tình trạng tai chảy mủ vàng, người bệnh cần lựa chọn cho bản thân một địa chỉ y tế uy tín đáng tin cậy, có đội ngũ chuyên gia chuyên môn, máy móc và trang thiết bị y tế tân tiến, phương pháp điều trị đa dạng và hiện đại… để việc khám và điều trị bệnh diễn ra an toàn, nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả cao.
Trên đây là những cách chữa hay khi tai bị chảy mủ vàng, nếu người bệnh muốn tìm hiểu gì thêm thì hãy click vào khung chat để được hỗ trợ tư vấn ngay nhé.