[DANH SÁCH] Thuốc nhỏ viêm tai ngoài hiệu quả

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Viêm tai ngoài là hiện tượng xuất hiện viêm nhiễm ở ống tai ngoài, chưa vào sâu trong màng nhĩ. Chứng viêm tai ngoài gây khó khăn khi dùng thính giác trong sinh hoạt hàng ngày. [DANH SÁCH] Thuốc nhỏ viêm tai ngoài hiệu quả sẽ cung cấp cho người bệnh các lựa chọn cần thiết để điều trị bệnh.

VÌ SAO CẦN DÙNG THUỐC NHỎ VIÊM TAI NGOÀI?

Viêm tai ngoài là gì?

Là hiện tượng viêm nhiễm lớp niêm mạc mỏng ở khoang tai. Do vi trùng, nấm hoặc vi khuẩn tấn công vào. Viêm tai ngoài thường xuất hiện sau khi đi bơi vài ngày. Bệnh được chia thành 3 loại chính:

Viêm ống tai ngoài

Được phân thành cấp tính và mãn tính.

Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm, môi trường bị ô nhiễm, dùng dụng cụ vệ sinh tai không sạch sẽ, ngoáy tai quá nhiều và sai cách.

Dẫn đến lớp da ở ống tai bị bong tróc, khiến các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, nấm có cơ hội tấn công, gây nhiễm trùng.

Viêm tai ngoài khu trú

Nguyên nhân chủ yếu là do vi trùng Staphylococcus gây ra. Bệnh có tên gọi khác là nhọt ống tai.

Vi trùng này xâm nhập ống tai khiến nhiễm trùng các nang lông. Dẫn đến người bệnh thường đau dữ dội trong ống tai. Cơn đau tăng thêm khi ấn tay vào vùng trước tai hay kéo vành tai theo các hướng..

Viêm ống tai ngoài ác tính

Nguyên nhân là do vi trùng Pseudomonas Aeruginosa xâm nhập vào ống tai gây nên. Gây nên tình trạng viêm hoại tử lan rộng. Trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Bệnh có ảnh hưởng đến viêm xương. Và phổ biến ở người già, có bệnh tiểu đường hoặc trường hợp suy giảm hệ miễn dịch.

Vì sao cần dùng thuốc nhỏ viêm tai ngoài?

Vai trò của thuốc nhỏ viêm tai ngoài

Như trình bày, viêm tai ngoài dù ở dạng nào thì nguyên nhân chủ yếu cũng đến từ các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài vào. Có thể kể đến như:

+ Vi khuẩn gây bệnh: Proteus Vulgaris, Pseudomonas Aeruginosa, Escherichia Coli hoặc Staphylococcus Aureus.

+ Nấm: Candida Albicans hoặc Aspergillus Niger, hay hiếm gặp như S. aureus.

Việc dùng thuốc nhỏ điều trị viêm tai ngoài vô cùng cần thiết, giúp người bệnh loại bỏ các yếu tố gây bệnh trên.

TOP 4 LOẠI THUỐC VIÊM TAI NGOÀI ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Thuốc Hydrocortison

Thuộc nhóm thuốc kháng sinh chứa steroid được chỉ định để điều trị nhiễm trùng trong tai. Tuy nhiên, thuốc này chống chỉ định với bệnh nhân bị vỡ ống tai hoặc bị nhiễm trùng tai do thủy đậu hoặc nhiễm vi khuẩn Herpes sinh dục.

Thuốc Hydrocortison chỉ sử dụng điều trị các bệnh trong tai. Không được nhỏ mắt, mũi hoặc miệng.

Trong 24 giờ sau khi nhỏ thuốc, người bệnh có thể nhét một miếng bông thấm dung dịch thuốc vào tai bị ảnh hưởng. Điều này sẽ làm thuốc được giữ ở tai lâu hơn.

Trong vài trường hợp, thuốc Hydrocortison có thể gây nổi mề đay, khó thở, sưng mặt,… Nếu gặp phải, bệnh nhân cần ngưng dùng thuốc và liên hệ ngay với chuyên gia để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Liều dùng

+ Nhỏ 5 giọt/ 3 lần/ ngày, dùng liên tục trong 7 ngày.

+ Mỗi ngày, bệnh nhân cần nên uống ít nhất 2 lít nước để hòa tan thuốc khi thuốc xuống họng.

Thuốc Ciprofloxacin 0,3%

Thuốc được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở tai như viêm tai ngoài, viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa có mủ và phòng ngừa trong phẫu thuật tai như phẫu thuật xương chũm.

Hạn chế dùng thuốc Ciprofloxacin liên tục trong thời gian kéo dài. Vì thuốc có thể gây tình trạng bộc phát cả vi khuẩn không nhạy cảm , kể cả vi nấm.

Ciprofloxacin chống chỉ định với các bệnh nhân mẫn cảm với Ciprofloxacin hay các thành phần của thuốc. Hoặc có tiền căn quá mẫn cảm với các Quinolon.

Liều dùng

+ Nhỏ vào tai từ 2 đến 3 giọt/ lần. Mỗi lần cần cách nhau ít nhất 2 đến 3 giờ.

+ Nằm hoặc giữ tai nghiêng khoảng 2 phút để thuốc không chảy ra ngoài.

Thuốc neomycin + polymyxin B + hydrocortisone

Đây là một loại thuốc kháng sinh kết hợp Cortisone. Thuốc được dùng để chuyên trị nhiễm trùng ống tai, giúp làm giảm các triệu chứng đỏ, ngứa ngáy, khó chịu và các vấn đề về tai.

Khi nhỏ thuốc, người bệnh nên nằm ngửa hoặc nghiêng sao cho ống tai được thẳng.

+ Với người lớn: thì nhẹ nhàng kéo vành tai lên và ra đằng sau.

+ Với trẻ thì nhẹ nhàng kéo xuống và về phía sau.

Nhỏ thuốc vào ống tai và giữ tai hướng lên trong khoảng 5 phút để các thuốc thấm vào ống tai.

Chú ý

+ Đây là thuốc ETC - bán theo đơn chuyên gia. Vì vậy, người bệnh chỉ dùng khi có chỉ định và hướng dẫn trực tiếp từ chuyên gia.

+ Để giữ thuốc vô trùng càng tốt, không chạm vào ống nhỏ giọt với bất kỳ bề mặt nào (bao gồm cả các tai). Ngoài ra, bạn cần giữ cho các bình chứa đóng kín.

Liều dùng

+ Điều trị nhiễm trùng ống tai: nhỏ 3 giọt vào tai, dùng ba hoặc bốn lần một ngày.

+ Điều trị nhiễm trùng xoang chũm: nhỏ 4-5 giọt vào tai mỗi sáu đến tám giờ.

Cần dùng thuốc nhỏ viêm tai ngoài đúng phương pháp

Thuốc Polymyxin B

Polymyxin là nhóm những chất kháng sinh có mối liên quan chặt chẽ do các chủng Bacillus polymyxa tạo nên. Thuốc có công dụng hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gram âm, gồm Enterobacter, E.coli, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella, Salmonella, Pasteurella, Bordetella, Shigella.

Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch hoặc thuốc mỡ dùng tại chỗ để điều trị nhiễm khuẩn da, niêm mạc, mắt, và tai ngoài do các vi khuẩn nhạy cảm với polymyxin B gây nên.

Kết hợp polymyxin B với oxytetracyclin, đôi khi với glucocorticoid nhẹ như hydrocortison, có tác dụng tốt trị nhiễm khuẩn ở mắt và tai.

Chú ý

+ Thuốc có thể gây độc thận và thần kinh nghiêm trọng, chỉ dùng khi có chỉ định và dùng trực tiếp tại bệnh viện, dưới sự giám sát thường xuyên của chuyên gia có kinh nghiệm.

+ Chỉ dùng polymyxin B tiêm hoặc tiêm vào ống tủy sống cho người bệnh nội trú đã được làm đầy đủ xét nghiệm chức năng thận.

Liều dùng

+ Dung dịch hoặc hỗn dịch dùng cho tai được nhỏ lượng rất ít vào tai ngoài sạch và khô để dự phòng sự tích lại của kết tủa thuốc quá thừa trong ống tai.

+ Bệnh nhận nên nhỏ 3 đến 4 lần/ ngày.

BIỆN PHÁP KẾT HỢP THUỐC NHỎ VIÊM TAI NGOÀI

Nếu chỉ dùng đơn cử thuốc nhỏ viêm tai ngoài để điều trị bệnh thì không đủ. Người bệnh cần có thêm các biện pháp, thay đổi thói quen hàng ngày để hiệu quả điều trị tốt nhất. Cụ thể:

+ Nên dùng khăn ấm để chườm tai để giảm cảm giác đau nhức, giảm sưng ở tai.

+ Hạn chế ăn vị cay nóng, dầu mỡ, kích thích sưng như đồ chiên rán, đồ nếp, ớt, tiêu, rau muống, trà đặc, rượu bia,…

+ Bổ sung một số thực phẩm sau vào chế độ dinh dưỡng: rau xanh, thịt cá, ngũ cốc,…

+ Luôn giữ tai sạch sẽ, khô thoáng sau khi bơi, tắm rửa, trong mùa mưa ẩm,… Nên dùng nút tai khi bơi.

+ Hạn chế để hoá chất vào tai như dầu gội đầu, chất xịt tóc, thuốc nhuộm tóc,…

+ Lấy ráy tai thường xuyên và đúng phương pháp. Khi lấy ráy tai phải kỹ càng, không đưa trang thiết bị lấy ráy vào quá sâu bên trong và chọc ngoáy sai cách.

Thông tin trên được tổng hợp từ nhiều nguồn và chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ ngay các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng giải đáp, nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào. Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.
Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342