Dấu hiệu lao phổi là gì? Hướng dẫn cách phòng ngừa

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Mức độ nguy hiểm của bệnh lao phổi không còn xa lạ trong cộng đồng. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, tuy nhiên, các dấu hiệu lao phổi lại thường bị nhầm lẫn sang ho thông thường. Dấu hiệu lao phổi là gì? Hướng dẫn cách phòng ngừa sẽ mô tả thông tin chi tiết đến bạn đọc nhá!

SƠ LƯỢC THÔNG TIN VỀ CĂN BỆNH LAO PHỔI

Bệnh lao phổi là gì?

Nguyên nhân gây bệnh

Theo y học nhận định, bệnh lao là căn bệnh có độ truyền nhiễm cao. Nguyên nhân là do vi khuẩn có tên Mycobacterium Tuberculosis (MTB) gây viêm nhiễm nặng khiến suy giảm chức năng phổi của người bệnh. Bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không được phát hiện, can thiệp để điều trị kịp thời.

Con đường lây nhiễm

Lao phổi dễ dàng lây nhiễm khi bệnh nhân ho, hoặc hắt hơi, khạc nhổ đờm ra bên ngoài. Các giọt nước bọt mang vi khuẩn sẽ phát tán vào không khí xung quanh.

Khi vi khuẩn tiếp xúc, sẽ nhanh chóng thấm thấu qua da và theo máu, đi đến cơ quan khác để gây chứng lao tại đó. Bất kì bộ phận nào trên cơ thể cũng đều có thể mắc bệnh lao.

Các dấu hiệu lao phổi thường gặp

Đối tượng mắc bệnh lao phổi

Vi khuẩn lao MTB có thể thâm nhập vào bất kì ai, kể cả người khỏe mạnh. Với các đối tượng sau, nguy cơ bị bệnh cao hơn những người bình thường, cụ thể:

+ Thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh lao như: người nhà, chuyên gia điều trị, y tá chăm sóc.

+ Môi trường sống không sạch sẽ, không sát khuẩn, điều kiện y tế kém.

+ Có tiền sử, hay bệnh nền là các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch: như HIV, ung thư.

+ Mắc phải các bệnh mãn tính như đái tháo đường, suy thận, loét đại - trực tràng.

+ Có thói quen lạm dụng hút thuốc lá, uống rượu bia, hoặc dùng các chất kích thích khác.

+ Đang điều trị bởi các loại thuốc gây ức chế miễn dịch như Corticosteroid.

+ Thường xuyên phải tham gia hóa trị để điều trị ung thư.

DẤU HIỆU LAO PHỔI CẦN BIẾT VÀ CẦN XÉT NGHIỆM NHỮNG GÌ

Dấu hiệu, triệu chứng của lao phổi

Vi khuẩn lao một khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, sẽ phát triển mạnh, gây bệnh. Cụ thể, sẽ làm tổn thương đến phổi, toàn bộ hệ hô hấp. Từ đó gây nguy hiểm cho người bệnh nếu tình trạng kéo dài và không được điều trị đúng cách. Khi bắt gặp có các triệu chứng, dấu hiệu lao phổi điển hình thường gặp dưới đây, mọi người nên thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín, để được điều trị kịp lúc.

Ho kéo dài, ra máu

+ Đây là triệu chứng của bệnh phổi cấp và mãn tính.

+ Tình trạng ho có thể do nhiều nguyên nhân như viêm phổi, giãn phế quản, lao và nhiều bệnh hô hấp khác.

+ Trường hợp ho trên 3 tuần, đồng thời đã dùng thuốc điều trị mà không thuyên giảm triệu chứng, thì nguy cơ mắc bệnh lao phổi là rất lớn.

+ Một khi đã ho ra máu thì đã xuất hiện tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp. Đây là triệu chứng có thể gặp ở 60% người mắc bệnh.

Khạc ra đờm đặc và thường xuyên

+ Đây là triệu chứng đặc trưng bệnh lao phổi thường gặp.

+ Nguyên nhân do tình trạng tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích, hoặc do có tổn thương tại phế quản phổi.

Đau ngực, khó thở

+ Đau ngực là một trong những triệu chứng bệnh lao phổi dễ nhận thấy ở bệnh nhân.

+ Đây là hệ quả của việc ho nhiều, dẫn đến gây ức chế lên phế quản. Từ đó, khiến cho bệnh nhân rơi vào tình trạng khó thở, đau ngực.

Sụt cân, cơ thể suy nhược

+ Là triệu chứng thường gặp ở số đông người bệnh lao phổi.

+ Người bệnh nhanh chóng trở nên gầy và sụt cân mà không rõ nguyên nhân. Nếu kèm theo các dấu hiệu bệnh lý hô hấp như trên thì phải đi khám ngay.

Sốt về chiều, thất thường

+ Thường xuyên sốt cao, sốt thất thường (không cố định khung giờ).

+ Đặc biệt là sốt nhẹ kèm hiện tượng gai lạnh về chiều.

Đổ mồ hôi trộm

+ Bệnh lao phổi khiến đổ mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường hay gọi là ra mồ hôi trộm nhiều về ban đêm.

Cơ thể mất sức, mệt mỏi

+ Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp khi cơ thể bị các loại vi khuẩn tấn công.

+ Tình trạng mất sức, mệt mỏi ở bệnh nhân mắc bệnh lao thậm chí còn nặng nề hơn.

Lưu ý:

+ Không phải bất kì bệnh nhân nào bị lao cũng đều có tất cả các triệu chứng kể trên.

+ Ngoài ra, các dấu hiệu này cũng phổ biến ở các bệnh khác có liên quan đến hệ hô hấp, thậm chí là hệ tiêu hóa.

+ Vì vậy, để biết một cách chính xác có phải mắc lao hay không, người bệnh nên làm các xét nghiệm chẩn đoán phân biệt tại cơ sở y tế.

Các xét nghiệm khi có dấu hiệu lao phổi

Xét nghiệm Mantoux

+ Là xét nghiệm tiêm dưới da để tìm bệnh lao.

+ Được thực hiện bằng cách tiêm một lượng Tuberculin nhỏ và an toàn dưới da ở bên trong cánh tay.

+ Xét nghiệm này có thể cho biết bạn đã bị nhiễm vi trùng lao hay chưa, dựa trên kết quả là dương tính hoặc âm tính.

Chụp X-Quang để kiểm tra cùng các dấu hiệu lao phổi

Xét nghiệm máu

+ Kết hợp với xem xét làm thêm xét nghiệm tiêm Tuberculin dưới da để giúp diễn dịch kết quả của lần xét nghiệm đầu tiên.

Chụp Xquang lao phổi

+ Mục đích: để nhận rõ các dấu hiệu của bệnh lao phổi.

HƯỚNG DẪN CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH LAO PHỔI

Bệnh lao phổi nói riêng và bệnh lao nói chung, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm và đảm bảo hiệu quả tuyệt đối. Vì vậy, để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh, các biện pháp phòng ngừa hiệu quả gồm:

+ Biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là chích ngừa cho trẻ sơ sinh, với loại vắc-xin phòng chống lao. Hiện nay vẫn đang thực hiện tiêm phòng lao ngay tháng đầu sau sinh trong chương trình TCMR được triển khai ở tất cả các xã, phường, thị trấn.

+ Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học như: ăn uống hợp lý, ngủ nghỉ đủ, tập thể dục đều đặn và tránh xa các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá…

+ Có thói quen vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao.

+ Đối với bệnh nhân đã nhiễm lao phổi, cần: tránh tiếp xúc với mọi người xung quanh, ngủ riêng trong vài tuần đầu điều trị; che miệng, đeo khẩu trang khi ra ngoài; sử dụng miếng vải che miệng khi cười, nói, ho, hắt hơi, sau đó để miếng vải trong túi, buộc kín và vứt vào thùng rác. Đặc biệt, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm quá trình trị liệu.

Mọi thông tin về dấu hiệu lao phổi chỉ mang tính chất tham khảo. Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng giải đáp vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342