Hướng dẫn bố mẹ 10 cách làm loãng đờm cho bé tại nhà

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Thời tiết thay đổi cùng sức đề kháng yếu dễ làm trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tăng tiết đờm trong cổ họng gây ảnh hướng đến sinh hoạt và cuộc sống. Bên cạnh sử dụng thuốc, bố mẹ có thể áp dụng 10 cách làm loãng đờm cho bé tại nhà dưới đây để giúp trẻ hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Ho có đờm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé

Khi virus xâm nhập vào đường hô hấp của bé, chúng sẽ kích hoạt phản ứng viêm. Trong giai đoạn đầu, tình trạng viêm nhẹ và hầu như không có triệu chứng cho đến khi xảy ra xơ hóa và tái tạo đường thở. Lúc này, niêm mạc đường thở bị tăng sinh, sưng tấy, xơ hóa, phá hủy cấu trúc mềm ban đầu, mất tính đàn hồi, giảm chức năng hô hấp.

Viêm tiến triển hơn sẽ biểu hiện rõ ra ngoài qua những cơn ho. Khi ho có thể kèm theo khạc ra đờm, tức ngực, khó thở và sốt cao. Lúc này, niêm mạc của đường hô hấp trở nên nhạy cảm hơn, bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể kích thích tạo ra đờm và chất nhầy, khiến cơn ho thường xuyên hơn và nặng hơn. 

Tình trạng ho có đờm kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và khả năng học tập của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên theo dõi và đưa trẻ đi khám để được điều trị triệt để, tránh để bệnh tái phát và có những biến chứng về sau. Trẻ cần tuân theo chỉ định của chuyên gia để dùng thuốc và chế độ dinh dưỡng hợp lý để phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

10 Cách làm loãng đờm cho bé tại nhà đơn giản

Đờm được làm loãng sẽ giúp việc ho khạc đờm của trẻ đơn giản hơn. Ngoài sử dụng thuốc theo chỉ định của chuyên gia, bố mẹ nên thực hiện những cách làm loãng đờm cho bé sau để giúp lưu thông đường thở:

Uống các loại nước pha loãng

Nước muối

Nước muối làm loãng đờm cho bé tại nhà

Nước muối

Nước muối giúp làm loãng đờm rất hiệu quả, làm dịu cảm giác khô và ngứa rát ở cổ họng, đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn virus, chữa nhiễm trùng và tránh sinh thêm đờm. Loãng đờm với nước muối bằng cách bố mẹ hòa tan muối vào cốc nước ấm. Cho trẻ súc miệng trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy và sau mỗi bữa ăn hoặc là lúc có đờm nhiều.

Gừng

Với tác dụng tiêu đờm, thông mũi, kháng khuẩn, chống lại nhiễm trùng, giảm viêm họng, sử dụng gừng là một trong những cách làm loãng đờm cho bé tại nhà đơn giản và an toàn. Bố mẹ chỉ cần cho gừng tươi vào một ly nước, đun sôi ngâm trong một vài phút, cho thêm một chút mật ong, rồi cho trẻ uống. Sử dụng cách này đều đặn sẽ giúp trẻ nhanh chóng hết đờm ở cổ họng.

Củ nghệ

Nghệ có tính sát trùng có thể trị đờm, tiêu diệt virus vi khuẩn để cải thiện hệ thống miễn dịch. Sử dụng nghệ giúp loãng đờm hiệu quả bằng cách cho bé uống một cốc sữa nóng pha với một thìa cà phê bột nghệ vào mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ. 

Chanh

Chanh giúp loãng đờm cho bé tại nhà

Chanh

Chanh là loại quả có tác dụng tiêu đờm và các dịch nhày. Vitamin C có trong chanh giúp tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Bố mẹ hãy pha nước chanh với chút mật ong bằng nước ấm, rồi cho trẻ uống nhiều lần trong ngày để giúp loãng đờm. Ngoài ra, bố mẹ có thể áp dụng cách trộn muối, hạt tiêu với chanh thái lát, rồi cho trẻ ngậm miếng chanh này 2-3 lần mỗi ngày.

Mật ong

Mật ong có tính chống viêm, kháng khuẩn giúp giảm đờm và làm dịu ngứa rát ở cổ họng thúc đẩy hệ thống miễn dịch. Cách dùng mật ong trong trị ho, loãng đờm là bố mẹ trộn một muỗng canh mật ong, một ít nhúm bột hạt tiêu, cho trẻ uống hai lần mỗi tuần hoặc là pha nước ấm với mật ong để uống mỗi ngày cũng cho kết quả rất tốt.

Rau diếp cá kết hợp nước vo gạo

Rau diếp cá kết hợp nước vo gạo

Rau diếp cá kết hợp nước vo gạo

Rau diếp cá là loại thảo dược từ thiên nhiên có tính mát, giúp thải độc và tiêu đờm. Rau diếp cá giã nhuyễn trộn đều với nước vo gạo, đun nhỏ lửa là cách điều trị ho có đờm "cực nhạy".

Trà thảo dược

Trà thảo dược không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất vitamin cho cơ thể, mà còn có công dụng giúp kháng viêm, giảm ho và làm loãng đờm. Một số loại trà giảm ho loãng đờm hiệu quả như trà chanh, trà gừng, mật ong, cam thảo.

Nước ép củ cải trắng

Theo Đông y, củ cải trắng giúp tiêu đờm và chữa khan tiếng. Bố mẹ chỉ cần gọt củ cải trắng, thái hạt lựu, đem ép lấy nước cho trẻ uống hàng ngày vào buổi tối giúp trị ho loãng đờm nhanh chóng.

Ăn các món ăn bổ dưỡng

Bên cạnh việc uống các loại nước pha loãng, cho bé ăn các món ăn bổ dưỡng cũng là cách làm loãng đờm cho bé tại nhà đơn giản và hiệu quả mà bố mẹ nên áp dụng.

Súp gà/canh gà/cháo gà

Súp gà/canh gà/cháo gà

Súp gà/canh gà/cháo gà

Súp, canh hay cháo là món ăn bổ dưỡng giúp dưỡng ẩm đường hô hấp và giảm đờm cực tốt cho bé. Đây là món mềm, rất dễ ăn thích hợp khi bé có sức đề kháng kém chỉ cần sử dụng ngày 2-3 lần hiệu quả rõ rệt. Các làm đơn giản chỉ cần trộn thịt gà với các nguyên liệu khác như tỏi, gừng nấu nên để giúp làm loãng đờm hiệu quả hơn.

Cháo hoàng tinh (củ dong)

Cháo hoàng tinh có tác dụng bổ tỳ vị, thông tâm, bồi bổ sức khỏe cho bé khi đề kháng suy giảm. Hướng dẫn chuẩn bị 30 gam củ dong, 10 gam gạo tẻ thơm, các loại củ ăn kèm, đun với nước rồi lọc bỏ bã lấy nước nấu cháo cho bé giúp loãng đờm nhanh chóng.

Canh bí đao thịt vịt

Canh bí đao thịt vịt

Canh bí đao thịt vịt

Canh bí đao thịt vịt có thể hỗ trợ điều trị tổn thương phổi, ho khan, ho lâu ngày và loãng đờm hiệu quả. Món này bố mẹ chế biến như sau: ướp thịt vịt, xào chín tới rồi cho một lượng nước thích hợp, đun sôi, cho bí đỏ vào nấu cho chín.

Canh rau tần ô (cải cúc)

Theo Đông y, món rau tần ô giúp tiêu đờm, giảm chứng ho lâu ngày. Bố mẹ chuẩn bị 100 gam cải cúc, 200 gam thịt lợn, ướp thịt lợn với gia vị thích hợp, xào cho đến khi có mùi thơm, thêm nước sôi, sau đó cho rau cải cúc vào nấu chín. Bé vừa có món ăn bổ dưỡng, vừa giúp làm loãng đờm giảm ho hiệu quả.

Trong trường hợp bé bị ho có đờm lâu ngày không khỏi, bố mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu với trang thiết bị hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cùng đội ngũ y chuyên gia giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao, chuyên nghiệp và tận tâm là địa chỉ được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng trong việc điều trị các bệnh cho trẻ, điển hình như ho có đờm, ho khò khè, sốt cao, viêm phổi, viêm đường hô hấp....

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên bổ sung thêm cho bé một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, vitamin và các vi khoáng chất thiết yếu như crom, selen, kẽm, vitamin nhóm B và C,... giúp đáp ứng đủ nhu cầu về dưỡng chất, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp.

Hy vọng qua bài viết 10 cách làm loãng đờm cho trẻ tại nhà trên đã giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức chữa bệnh ho và làm loãng đờm cho con trẻ. Chúng tôi, các chuyên gia tai mũi họng HCM luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342