Hướng dẫn cách khạc đờm ra ngoài đúng và hiệu quả
Khi mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản,... sẽ khiến tình trạng đờm trong cổ họng tích tụ, ứ đặc lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu, mất vệ sinh và mong muốn loại bỏ chúng càng nhanh càng tốt. Vậy, cách khạc đờm ra ngoài hiệu quả và đúng cách? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Có nên khạc đờm ra ngoài không?
Đờm là một dạng chất nhầy, được tế bào biểu mô đường hô hấp bài tiết. Trong đờm có nước, muối, chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ,... được tống ra khỏi cơ thể từ đường hô hấp. Nguyên nhân gây đờm trong cổ họng là do dị ứng, nhiễm trùng, virus, yếu tố sinh lý, môi trường ô nhiễm, dung nạp thực phẩm,...
Có nên khạc đờm ra ngoài không?
Thông thường, trong cổ họng của chúng ta có chứa một lượng đờm và chất nhầy nhất định, nhưng nhìn chung khá là ít. Việc khạc đờm ra ngoài sẽ làm các chất tiết, chất nhầy ở cổ họng được thoát ra. Song, khạc đờm ở người bình thường và người có bệnh lý là hoàn toàn khác nhau.
Ở người bình thường, đờm chủ yếu là những chất nhầy có thành phần là muối, nước, các kháng thể cùng với các vi khuẩn sinh vật ở trong cổ họng và mũi. Vì thế, mọi người không nhất thiết phải khạc ra, hoặc là có thể khạc ra nếu như nó nhiều hơn bình thường, còn nếu không thì có thể nuốt trôi.
Ngược lại, đối với người đang mắc các bệnh về đường hô hấp, lượng đờm tiết ra nhiều hơn, đồng thời chứa rất nhiều loại vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp và mũi họng, ảnh hưởng rất lớn đến đường thở cũng như các việc ăn, uống, nuốt và nói của người bệnh. Do đó, lúc này người bệnh cần phải thực hiện khạc đờm ra ngoài để làm thông đường hô hấp, loại bỏ vi khuẩn virus và các tác nhân có hại.
Cách khạc đờm ra ngoài đúng và hiệu quả
Trước khi khạc đờm ra khỏi cổ họng, mọi người nên làm loãng đờm và dẫn lưu để quá trình tống đờm ra ngoài đạt được hiệu quả tốt nhất. Bởi khi có đờm, dịch nhầy quá đặc, khạc đờm sẽ rất khó bật ra.
Một vài cách giúp làm loãng đờm và dẫn lưu tốt mọi người có thể tham khảo:
Làm loãng đờm
Làm loãng đờm
- Nên uống nhiều nước hoặc cần thiết có thể truyền dịch cho người bệnh để giúp đờm, dịch nhầy loãng ra và dễ bật ra khi khạc
- Sử dụng Natriclorua 0,9% hoặc 5 – 10ml nước muối bão hoà (Chuyên khoa sẽ chỉ định khí dung sử dụng bao nhiêu lần/ ngày)
- Có thể chuyên gia sẽ kê thêm một số thuốc loãng đờm cho người bệnh như: Ambroxol, Bromhexin, Carbocistein, N. acetylcystein.
Song, không phải bệnh nhân nhiều đờm là có thể sử dụng được những biện pháp trên, còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bệnh gì mới được chuyên gia chỉ định. Chính vì thế với những bệnh nhân mắc áp xe phổi hoặc giãn phế quản cần kết hợp thêm biện pháp: Vỗ rung long đờm.
Vỗ rung long đờm
Vỗ rung long đờm
- Cho người bệnh nằm ở tư thế dẫn lưu: Nằm nghiêng sang một bên, ngồi hơi cúi phía trước
- Khum bàn tay lại vỗ đều trên thành ngực sao cho những cạnh bàn tay tiếp xúc với thành ngực, vỗ phát ra tiếng bộp, bộp
- Thực hiện vỗ liên tục để áp lực dương dội đều được vào lồng ngực để giúp long đờm
- Thời gian thực hiện vỗ rung khoảng 15 – 30 phút
- Nếu như người bệnh có sức chịu đựng kém, thể trạng yếu thì thời gian vỗ rung lúc ban đầu ngắn sau đó tăng dần lên. Thực hiện ngày 3 lần vào buổi sáng, chiều, tối.
- Kết thúc quá trình vỗ rung, người bệnh sẽ ho sâu rồi khạc được đờm ra.
Lưu ý: Người bệnh cần thực hiện khám lâm sàng, chụp X – quang phổi và chụp cắt lớp vi tính trước khi thực hiện phương pháp dẫn lưu tư thế và vỗ rung.
Cách khạc đờm ra khỏi cổ đúng cách và hiệu quả
Sau khi thực hiện làm loãng đờm như trên, người bệnh có thể muốn ho, hoặc là vướng đờm ở họng và dễ dàng tống khứ đờm ra khỏi cổ họng. Song, người bệnh cần khạc đờm đúng cách để tống đờm ra và không làm ảnh hưởng tới cổ họng:
- Bước 1: Khi đờm lên, người bệnh cần ngậm miệng lại rồi hít không khí vào mũi. Động tác này được sử dụng nhằm kéo đờm và nhầy mũi thừa từ mũi xuống cổ họng, giúp lưỡi tống ra ngoài để loại bỏ đờm ở trong mũi. Tuy nhiên, nếu như đờm để quá lâu và quá nhiều trong cổ họng rồi thì không cần thực hiện động tác này.
- Bước 2: Tiếp đó, người bệnh cần uốn cong lưỡi thành hình chữ U. Đưa không khí và nước bọt ra phía trước bằng việc sử dụng hết các cơ mặt sau cổ họng.
- Bước 3: Khi đờm đã xuống đến miệng thì nhổ bỏ đờm đi.
Lưu ý: Khi cố gắng thực hiện khạc đờm, người bệnh không nên nhai bất cứ thứ gì trong miệng. Bởi nếu như nhai đồ ăn thì thức ăn có thể sẽ bị hút xuống khí quản rất nguy hiểm, khi đó bắt buộc phải phẫu thuật để gắp được thức ăn ra.
Thông tin thêm: Khạc đờm ra máu là bệnh gì?
Một số lưu ý quan trọng cho người bệnh khi bị đờm ở cổ họng
Khạc đờm là phản ứng của cơ thế, giúp loại bỏ đi chất dịch nhầy và đờm trong cổ họng. Tuy nhiên, mọi người không nên khạc đờm nhiều, bởi cách này sẽ khiến cho niêm mạc mũi và cổ họng khô rát và bị tổn thương, đồng thời độ ẩm trong cổ họng cũng sẽ bị mất đi.
Khi bị đờm, ngoài việc áp dụng các phương pháp khạc đờm ra ngoài đúng cách ở trên, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Uống nước ấm là cách khạc đờm ra khỏi cổ cho người bệnh đơn giản
- Tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh cổ họng có đờm. Tốt nhất, nên đến chuyên gia chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày.
- Giữ nhiệt độ phòng thích hợp, không nên để cơ thể quá lạnh
- Có thể uống nước ép trái cây để thay thế cho nước lọc
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu như là vỗ ngực, vỗ lưng, ho khạc,… để giúp long đờm và dễ thở hơn
- Có thể sử dụng máy hút đờm để giúp trẻ nhỏ thông mũi họng
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu vitamin C
- Hạn chế sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafein… không tốt cho sức khỏe
- Uống nước ấm hàng ngày, bởi nước ấm có tác dụng rất tốt trong việc làm ấm cổ họng, tan đờm và giảm đau rát họng.
Trên đây là một số cách khạc đờm ra ngoài đơn giản, hiệu quả, an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Hy vọng qua bài viết này, mọi người đã có thêm một số kinh nghiệm trong việc phòng và điều trị ho có đờm cho các thành viên trong gia đình. Bệnh viện tai mũi họng Hoàn Cầu luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.