Hướng dẫn hút đờm trong cổ họng hiệu quả nhanh

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 5/5 (1 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Bị vướng đờm trong cổ họng là tình trạng mà hầu như ai trong chúng ta cũng gặp phải một vài lần trong đời. Song, nếu như bị vướng quá nhiều đờm sẽ gây ra tình trạng khó chịu và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm về đường hô hấp. Thấu hiểu được điều đó, bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp cho mọi người thông tin hữu ích về đờm từ nguyên nhân, cơ chế hình thành, cho đến cách hướng dẫn hút đờm trong cổ họng hiệu quả nhanh để phòng tránh nhé!

Đờm trong cổ họng là gì?

Đờm trong cổ họng là gì?

Đờm trong cổ họng là gì?

Đờm trong cổ họng là một dạng chất nhầy, có thành phần chủ yếu là muối, nước và các kháng thể được kết tinh nhằm giữ cũng như diệt các loại vi khuẩn cùng các sinh vật có ở trong mũi và cổ họng. Có thể mọi người chưa biết, ngay cả khi cơ thể khỏe mạnh thì cơ thể chúng ta vẫn sản xuất ra đờm hàng ngày. 

Nếu như không có chất dịch này, các mầm bệnh và chất kích thích ở trong không khí sẽ dễ dàng đi vào phổi thông qua hệ thống đường dẫn khí. Song, nếu như lượng đờm quá nhiều, tích tụ quá lâu ở trong cổ họng thì khi đó cơ thể của mọi người có thể đang gặp phải vấn đề về sức khỏe.

Nguyên nhân gây ra đờm ở trong cổ họng

Bị vướng đờm trong cổ họng có khá nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu nhất là từ nguyên nhân những bệnh lý về hô hấp:

Nguyên nhân gây ra đờm ở trong cổ họng

Nguyên nhân gây ra đờm ở trong cổ họng

Dị ứng

Dị ứng là nguyên nhân phổi biến nhất của việc cổ họng có quá nhiều đờm. Ví dụ như: dị ứng phấn hoa, nước hoa, thực phẩm, khói bụi, ô nhiễm,...đều có thể gây bài tiết nhiều chất nhầy từ các màng nhầy.

Khói thuốc, ô nhiễm

Khói thuốc, ô nhiễm là một trong những nguyên nhân chính tạo bệnh có quá nhiều đờm ở trong cổ họng và trong mũi. Hút thuốc hoặc hít quá nhiều khói thuốc trong thời gian dài có thể gây ra viêm màng nhầy, làm tăng sản xuất đờm trong cổ họng và trong mũi. Ngoài ra, nếu như vừa hút thuốc vừa nghiện rượu và những loại thực phẩm chứa caffeine cũng có thể làm bệnh thêm trầm trọng.

Do virus, vi khuẩn

Bệnh viêm họng do virus, vi khuẩn gây ra cũng có thể khiến niêm mạc hầu họng bị sưng viêm, đau rát,... gây nên tình trạng tăng đờm, mệt mỏi, khó nuốt,... Những bệnh lý nhiễm virus như: virus gây bệnh sởi, thủy đậu, ho gà, bạch cầu đơn nhân đều được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng phát sinh bệnh bị vướng đờm trong cổ họng.

Dung nạp thực phẩm

Cơ thể có quá nhiều đờm trong cổ họng còn có thể là do ăn phải một số loại thực phẩm gây phản ứng, nhất là vào giai đoạn đầu của mùa cúm. Rất đa dạng như là sữa và những sản phẩm từ sữa trứng, các sản phẩm từ lúa mì và ngũ cốc cũng có thể khiến bệnh nhiều đờm trong cổ họng và trong mũi thêm trầm trọng.

Nhiễm trùng

Với những người có tiền sử viêm xoang, nhiễm trùng xoang cổ họng thì thường tăng tiết chất nhầy - đây là cơ chế kháng viêm, giúp chống vi khuẩn xâm nhập, nhưng có quá nhiều đờm lại là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Vấn đề sinh lý

Với những người bệnh có chức năng sinh lý của cổ họng và mũi suy yếu sẽ khiến cho đờm bị kẹt trong cổ họng và mũi. Ngoài ra còn là do chức năng của vách ngăn của mũi bị lệch, ở đó sụn làm nhiệm vũ tách mũi thành hai phần lại bị sự cố, dẫn đến làm chệch đường lưu thông của đờm.

Bệnh có quá nhiều đờm trong cổ họng và mũi thường xuyên gây khó chịu và đôi khi còn chảy máu nhẹ. Nó còn liên quan với các triệu chứng khác như là: đau cổ họng hay viêm họng.

Bị vướng đờm trong cổ họng có nguy hiểm không?

Đờm là chất nhầy, được tế bào biểu mô đường hô hấp bài tiết. Với người bình thường, đờm được sản sinh một lượng ít vừa đủ để giúp làm ẩm, cũng như loại bỏ những tác nhân có hại ra khỏi đường hô hấp.

Thành phần chính của đờm chủ yếu là muối, nước, bạch cầu, hồng cầu, xác vi khuẩn, chất tiết biểu mô đường tiêu hóa và những kháng thể khác giúp diệt trừ vi khuẩn vi trùng không có lợi trong cổ họng và mũi.

Về cơ bản, bị vướng đờm trong cổ họng không gây nguy hiểm, nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh. Song, nếu đờm được sản sinh quá nhiều thì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến với sức khỏe. Hiện tượng đờm tồn động quá lâu trong cổ họng và trong mũi sẽ là bệnh lý nguy hiểm mà mọi người cần chú ý.

Hướng dẫn cách hút đờm trong cổ họng đơn giản

Hút đờm trong cổ họng là một kĩ thuật khá quan trọng, giúp làm sạch đờm nhớt trong cổ họng bằng cách đưa ống thông vào đường hô hấp hút dịch, đờm nhớt hoặc là những chất làm tắc nghẽn đường thở, khai thông đường hô hấp cho người bệnh.

Hướng dẫn cách hút đờm trong cổ họng đơn giản

Hướng dẫn cách hút đờm trong cổ họng đơn giản

Tác dụng của việc hút đờm trong cổ họng
- Làm sạch dịch tiết, thông thoáng đường hô hấp
- Tạo thuận lợi cho sự lưu thông và trao đổi khí
- Lấy dịch xuất tiết để xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tình
- Phòng ngừa nhiễm khuẩn và những biến chứng ở đường hô hấp do dịch tích tụ.

Phương pháp hút đờm giúp loại bỏ đờm bị vướng trong cổ họng

Thủ thuật này giúp loại bỏ đờm, làm sạch đờm nhầy thường được thực hiện ở bệnh viện. Khi hút đờm trong cổ họng thì cần phải thực hiện vô khuẩn để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn ở bệnh viện.

Chuẩn bị:
- Rửa sạch tay, đeo khẩu trang, đội mũi và mang găng tay vô khuẩn trước khi thực hiện phương pháp hút đờm
- Loại ống được dùng để hút là ống dùng một lần hoặc là vô khuẩn
- Ống thông hút đờm nối với dây dẫn với nguồn hút áp lực tâm hoặc là với máy
- Nên dùng loại ống hút đờm có lỗ phụ ở bên cạnh
- Kiểm tra xem máy hút đàm có hoạt động tốt không?

Tư thế của người bệnh:

- Tư thế thích hợp với tình trạng bệnh lý: Mặt nghiêng một bên về phía điều dưỡng hoặc là mặt ngửa, kê gối dưới vai
- Trải giấy lót không thấm choàng qua cổ NB (nếu như cần)
- Các dụng cụ khác cần chuẩn bị: Khăn, gạc, khay vô khuẩn, khay đựng đồ bẩn.

Các kỹ thuật hút đờm:

- Người lớn:  m 100 – 120mmHg
- Thanh thiếu niên (trẻ lớn):  m 80 – 100mmHg
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:  m 60 – 80 mmHg.

Cách làm:

- Cầm ống hút bằng tay thuận. Ống hút được đưa vào miệng hoặc là mũi của người bệnh một cách nhẹ nhàng. Khi đưa ống hút đến vị trí cần hút đờm thì bịt lỗ phụ bên cạnh của ống lại rồi hút ống thông ra từ từ.
- Nếu như ống hút không có lỗ phụ bên cạnh thì khi đưa ống hút vào không được gập ống sẽ gây áp lực lớn hơn. Lúc này khi mở hút sẽ có thể gây tổn thương niêm mạc.
- Sau khi thực hiện xong lau sạch đầu ống hút, rồi tiếp tục lặp lại việc hút đờm ra.
- Cuối cùng, hãy vệ sinh sạch sẽ mũi miệng rồi sửa lại tư thế cho người bệnh.

Thời điểm nên dùng phương pháp hút đờm trong cổ họng

- Biện pháp hút đờm trong cổ họng được thực hiện khi đờm bị ứ đọng trong thời gian quá lâu

- Đờm dãi quá đặc không thể khạc hay là nuốt xuống được
- Hút đờm khí phế quản được áp dụng nếu như người bệnh đã được mở khi quản hoặc là được đặt nội khí quản.

Một vài nguyên tắc ngăn ngừa đờm nhiều trong cổ họng

Để ngăn ngừa đờm nhiều trong cổ họng thì chế độ sinh hoạt cũng rất quan trọng. Một chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại virus xâm nhập và gây bệnh. Mọi người nên thực hiện một số nguyên tắc đơn giản sau:
- Hạn chế tiếp xúc với những chất kích thích có trong chất tẩy rửa gia dụng, sơn, hóa chất hoặc là khói bụi
- Có thể ăn những thức ăn cay nồng để giúp dễ thở và bật long đờm, khạc đờm ra khỏi cổ họng
- Tránh xa thuốc lá và khói của thuốc lá
- Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm gây tăng sản xuất chất nhầy: Sữa, trứng, thực phẩm chiên nướng, nhiều đường, nhiều mỡ …
- Tập những bài tập vùng ngực và phổi như là thở sâu và sẵn sàng ho và hắt hơi để thoát đờm ứ trong cổ họng.

Với bài chia sẻ trên, chắc hẳn mọi người đã có thể nắm được những thông tin hữu ích khi bị vướng đờm trong cổ họng từ nguyên nhân, cách khắc phục cho đến tips hay rồi đúng không? Ngoài ra, nếu như mọi người còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng cổ họng có đờm. Chúng tôi, bệnh viện tai mũi họng Hoàn Cầu luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342