Làm sao chẩn đoán ung thư vòm họng?
Ai cũng mong muốn có cách để nhận biết sớm bệnh ung thư, như ung thư vòm họng chẳng hạn. Làm sao chẩn đoán ung thư vòm họng? sẽ nêu rõ các thông tin để người đọc tham khảo một cách chi tiết nhất về căn bệnh này. Lưu ý: đây là bệnh trong top 10 loại ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam.
UNG THƯ VÒM HỌNG: KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Ung thư vòm họng là bệnh gì?
Còn được gọi là ung thư biểu mô vòm họng (NPC), là bệnh ung thư phát sinh từ các tế bào vòm họng (phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau mũi).
Đây là bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất và đáng nghi ngại nhất trong các loại ung thư vùng đầu mặt cổ và đứng thứ 4, chiếm tỷ lệ 10- 12% tỉ lệ người mắc ung thư
Đây là bệnh lý ác tính, gây tử vong cao nếu không sớm phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời
Nguyên nhân gây bệnh
+ Người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, tia phóng xạ, cao su, nhựa tổng hợp,…
+ Có sở thích ăn cá muối, hay các loại thức ăn lên men như đồ muối chua, thịt hun khói.
+ Hút thuốc lá, hay uống nhiều bia rượu.
+ Sử dụng các loại chất kích thích.
+ Ca sĩ hoặc nghề nhà giáo do phải dùng thanh quản nhiều. Đặc biệt là nhà giáo thường xuyên tiếp xúc bụi phấn.
+ Có tiền sử người thân trong gia đình (cha/mẹ/anh chị em) bị ung thư vòm họng.
Dấu hiệu giúp chẩn đoán ung thư vòm họng sớm nhất
Dấu hiệu ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng. Có thể thống kê các dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn đầu như:
+ Đau họng kéo dài, dù uống thuốc cũng không suy giảm nhiều. Thường kéo dài hơn 1 tháng.
+ Nổi hạch cứng ở cổ. Một trong các dấu hiệu đặc trưng của các loại ung thư nói chung.
+ Ngạt mũi, chảy máu mũi, hay xì ra nhầy mũi lẫn máu.
+ Đau đầu, thường là nhức nửa đầu, âm ỉ cả ngày.
+ Ù tai, mất nghe một bên do u làm tắc vòi Eustachie.
+ Giảm hoặc mất thị lực, sụp mi, nhìn đôi.
+ Có máu trong nước bọt, khó nuốt.
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN UNG THƯ VÒM HỌNG
Khám tổng quát
+ Khám sức khỏe tổng quát để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh và trao đổi về bệnh sử trước đây của người bệnh.
+ Có tiến hành lấy máu để xét nghiệm. Đánh giá mức độ dinh dưỡng trong máu, từ đó phản ảnh tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh.
Nội soi vùng vòm họng, tai, mũi và họng
+ Kết quả hình ảnh giúp chuyên gia biết được tình trạng ảnh hưởng của các khối u đến đường hô hấp trên như khí quản, thanh quản. Hoặc đến đường tiêu hóa như thực quản.
+ Nội soi giúp xác định chính xác kích thước khối u và vị trí. Từ đó giúp chẩn đoán tốt hơn về tình trạng bệnh.
Chụp X-quang, CT, MRI, chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)
+ Kết hợp với hình ảnh nội soi, các hình ảnh sẽ xem các lớp tế bào ở các cơ quan đang bị tổn thương đến mức nào.
+ Đồng thời, cũng biết được tế bào đang bị rối loạn cơ chế có phải vòm họng không, hay di căn từ cơ quan khác.
Lấy sinh thiết ở mũi
+ Chuyên khoa lấy mẫu mô nhỏ khi nội soi mũi và xem các tế bào hoặc mô dưới kính hiển vi nhằm phát hiện các dấu hiệu ung thư vòm họng.
+ Sinh thiết sẽ để lại một vết thương nhỏ trên bề mặt da.
+ Với những mô ở mũi là cơ quan nhạy cảm, người bệnh có cảm giác khó chịu khi thở, hơi rát.
Siêu âm vùng cổ
+ Mục đích đề phát hiện di căn hạch, gan, lách, di căn xa ra khỏi vùng tai mũi họng.
Xạ hình xương
+ Xác định khối u đã bắt đầu di căn. Theo xương có thể phát hiện được tế bào ung thư đã đến cơ quan nào trên cơ thể.
+ Phương pháp chẩn đoán này đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ kĩ các hướng dẫn của chuyên gia trước khi vào phòng chụp hình.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ HẠN CHẾ BỆNH PHÁT TRIỂN
Phương pháp điều trị bệnh ung thư vòm họng sau chẩn đoán
Các cách điều trị được dùng hiện nay
+ Xạ trị: Sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
+ Hóa trị: Dùng thuốc viên hoặc thuốc truyền tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư. Người bệnh có thể sử dụng hóa trị để điều trị ung thư vòm họng cùng lúc, sau hoặc trước khi xạ trị.
+ Phẫu thuật: Thường dùng để loại bỏ ung thư hạch bạch huyết ở cổ họng, không tiến hành phẫu thuật để điều trị ung thư vòm họng.
Ngoài các phương pháp điều trị ung thư vòm họng như trên, hiện nay các phương pháp điều trị mới như công nghệ gen, miễn dịch học…cũng cho thấy hiệu quả điều trị tích cực.
Tiên lượng thời gian
Tiên lượng bệnh phụ thuộc rất lớn vào giai đoạn bệnh khi được phát hiện.
+ Giai đoạn I và II, tỷ lệ sống trên 5 năm sau điều trị có thể lên tới 80 - 90%, nhiều trường hợp có thể khỏi hẳn.
+ Giai đoạn III, tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ khoảng 30 – 40% và giai đoạn muộn chỉ còn 15%.
Ngoài ra, tiên lượng bệnh còn phụ thuộc nhiều vào thể ung thư. Trong đó ung thư biểu mô không biệt hóa có tiên lượng tốt nhất vì rất nhạy cảm với tia xạ. Ung thư mô liên kết có tiên lượng kém nhất.
Cách hạn chế bệnh ung thư vòm họng phát triển
+ Hạn chế hút thuốc lá. Tốt nhất là nên bỏ luôn thói quen này.
+ Không uống bia rượu hay các chất có cồn, chất kích thích.
+ Tích cực chữa trị các bệnh viêm nhiễm ở đường mũi.
+ Khám chuyên khoa Tai Mũi Họng ngay khi có các biểu hiện bất thường.
+ Có chế độ tập luyện thể dục, và ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.
+ Không ăn các loại thức ăn mặn hay lên men.
Các chuyên gia tai mũi họng Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu đã tổng hợp và chia sẻ về phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng hiện nay. Mong là nội dung trong bài giúp người đọc tham khảo thêm về bệnh này. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào về tai mũi họng. Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.