Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều
Sức khỏe con cái luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với những người làm cha làm mẹ, nhất là những cặp vợ chồng lần đầu tiên có con. Bất cứ sự biểu hiện bất thường nào của con đều được cha mẹ chú ý và tìm hiểu nguyên do cặn kẽ. Một trong các biểu hiện thường gặp là trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều, tưởng chừng như đơn giản nhưng suy cho cùng đó không phải là biểu hiện bình thường. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều cũng như thu thập cho mình những hành trang quý báu trong công cuộc nuôi dạy trẻ thơ nhé
TẠI SAO TRẺ SƠ SINH HẮT HƠI NHIỀU ?
1. Làm sạch đường thở
Trẻ sơ sinh thở bằng mũi và phải mất khoảng 3 – 4 tháng sau sinh con mới biết thở bằng miệng. Do đó, mỗi khi đường thở có gỉ mũi, dịch đờm nhầy hay bụi… bám vào gây cản trở quá trình hô hấp, con sẽ hắt hơi thường xuyên nhằm làm sạch đường thở để có thể thở bình thường.
2. Lỗ mũi nhỏ
Trẻ sơ sinh có mũi nhỏ, điều này đồng nghĩa với lỗ mũi của con hẹp hơn so với người lớn chúng ta. Lỗ mũi hẹp khiến các hạt bụi từ trong không khí dễ dàng bám lại hơn. Do đó, bé có thể phải hắt hơi để tống xuất bụi ra khỏi đường thở.
3. Lỗ mũi bị tắc
Lỗ mũi của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường dễ bị tắc. Khi bạn cho bé bú mẹ, một bên lỗ mũi của bé (bên áp vào cơ thể mẹ) có thể bị ép hoặc bị chèn, làm gia tăng nguy cơ lỗ mũi của con bị tắc. Điều này khiến bé có thể hắt hơi nhiều ngay sau đó.
4. Hít thở bầu không khí bị ô nhiễm
Việc hít phải các chất kích thích như khói thuốc lá, khói nhang, khói từ nhà bếp, nước hoa có mùi mạnh, các hạt bụi, lông thú cưng… có trong không khí cũng là nguyên nhân khiến bé hắt hơi. Vì bé cưng không thể khịt mũi hoặc thở hắt ra để loại bỏ những thứ này mà chỉ có thể hắt hơi nên bạn sẽ thấy con hắt hơi thường xuyên.
5. Do sốt hoặc bệnh
Triệu chứng hắt hơi ở trẻ cũng có thể là dấu hiệu của cảm lạnh. Các triệu chứng phổ biến nhất của cảm lạnh bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp trên, hắt hơi, ho và chảy nước mũi. Do hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ chưa trưởng thành nên con có thể dễ dàng lây cảm lạnh từ các thành viên khác trong gia đình, nếu họ bị cảm lạnh. Vì vậy, là cha mẹ, bạn phải đảm bảo rằng bất kỳ ai tiếp xúc với em bé đều rửa tay đúng cách và sạch sẽ. Những người bị cảm, ho cần tránh tiếp xúc với bé hoặc đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bé.
6. Thời tiết quá hanh khô
Vì bé cưng còn khá nhỏ nên chất nhầy trong mũi của con cũng có thể khô khá nhanh, nhất là khi tiết trời lạnh, những nơi có không khí khô hay khi con thường xuyên ở trong phòng máy lạnh. Điều này có thể làm cho bé hắt hơi thường xuyên hơn.
7. Dị ứng
Viêm mũi dị ứng hay còn gọi là sốt cỏ khô là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hắt hơi thường xuyên. Việc hít phải các hạt vật chất trong không khí khiến cơ thể một số trẻ nảy sinh phản ứng dị ứng dẫn đến sốt cỏ khô. Tình trạng này cũng có thể xảy ra do hít phải khói bụi ô nhiễm, lông động vật, phấn hoa hay bị côn trùng đốt/chích/cắn.
HẮT HƠI NHIỀU Ở TRẺ SƠ SINH - ĐIỀU CHA MẸ CẦN ĐẶT BIỆT LƯU TÂM
Hắt hơi là tình trạng phổ biến gặp ở cả người lớn và trẻ em. Hắt xì hơi ở trẻ sơ sinh cũng là một hiện tượng phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống khứ các bụi bẩn và dịch nhầy ra ngoài, làm thông thoáng đường thở. Đây được xem là hiện tượng bình thường và có lợi.
Chuyên gia y tế Joel Forman (PGS khoa nhi làm việc tại New York (Mỹ) giải thích “Thông thường, khi trẻ mới sinh ra sẽ thở bằng mũi cho đến khoảng 3-4 tháng tuổi thì trẻ mới biết thở bằng miệng. Do đó, lúc này bé cần được làm sạch mũi thường xuyên và hắt hơi chính là hiện tượng phổ biến thường gặp”
Trong trường hợp nếu trẻ hắt hơi liên tục hoặc hắt xì hơi có kèm theo các biểu hiện bất thường như nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mắt, bỏ bú, chán ăn, khó thở hoặc sốt… thì đây là biểu hiện của viêm đường hô hấp cấp, cha mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín để thăm khám và được chuyên gia chăm sóc y tế.
Trong các trường hợp sau đây, cha mẹ cần khẩn trương đưa con đến các trung tâm y tế gần nhất
+ Trẻ hắt xì hơi nhiều kèm theo ho, sốt, chảy nước mũi, quấy khóc, bỏ bú
+ Trẻ có biểu hiện khó thở, thở nhanh, thở hổn hển. Sờ vào ngực có biểu hiện đập dồn dập
+ Trẻ ngủ nhiều hơn 8-10 giờ mỗi ngày
+ Khi ngủ thở khò khè hoặc bị nấc khi ngủ
Hơn thế nữa, quý phụ huynh có thể an tâm khi đưa con đi thăm khám tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu với đội ngũ chuyên gia tận tâm nhiệt huyết, vấn đề về bệnh của trẻ em sẽ được giải quyết một cách triệt để trong thời gian sớm nhất. Trên hết,các bậc cha mẹ cũng nên thực hiện một số biện pháp phòng tránh các bệnh đường hô hấp cho trẻ bằng cách:
➧ Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên; mở cửa sổ thường xuyên để không khí thông thoáng.
➧ Tránh để trẻ tiếp xúc với không khí ô nhiễm (khói thuốc lá) hoặc các vật nuôi
➧ Rửa tay sạch sẽ trước khi bế trẻ; hoặc nếu cẩn thận thì nên sử dụng chất khử trùng
➧ Tránh để trẻ nằm trong phòng máy lạnh quá lâu hoặc nằm trực tiếp nơi có máu quạt thổi vào đầu, mũi.
➧ Có thể sử dụng thêm máy xông mũi họng loại dành cho trẻ sơ sinh để phòng ngừa khô mũi
➧ Đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ; đặc biệt là khi có dấu hiệu bất thường trên cơ thể trẻ hoặc bị cảm/ sốt để được chuyên gia khám và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Qua bài viết chia sẻ chi tiết về hiện tượng trẻ sơ sinh hắt hơi nhiều, chúng tôi mong rằng cha mẹ sẽ có thêm kiến thức và kế hoạch để tạo cho trẻ thơ một môi trường lành mạnh và phát triển một cách tối ưu nhất.