U nhú thanh quản: nguyên nhân và cách điều trị
Ở dây thanh quản xuất hiện lớp gai u nhú đang là tình trạng bệnh tai mũi họng phổ biến. Điều may mắn, bệnh được đánh giá là lành tính nếu kịp thời điều trị. U nhú thanh quản: nguyên nhân và cách điều trị sẽ phân tích, hướng dẫn để người đọc trang bị thêm kiến thức tốt hơn cho bản thân.
THÔNG TIN Y HỌC CƠ BẢN VỀ U NHÚ THANH QUẢN
U nhú dây thanh quản là gì?
U nhú thanh quản có tên đầy đủ là u nhú dây thanh quản, hay trong y tế gọi là papiloma thanh quản. Đây là tình trạng tổn thương ở cả dây thanh quản và khí quản.
Tình trạng này là do các gai nhú dưới lớp biểu mô ở thanh quản phát triển quá mức, vươn lên bề mặt, tạo thành các khối sần sùi. Bệnh được đánh giá là các khối u lành tính. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài, các khối u to dần sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm về tai mũi họng.
U nhú dây thanh quản có các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng khác nhau ở từng người. Bệnh phổ biến ở cả người lớn và trẻ em.
Bệnh có khả năng tái phát lại nhiều lần. Hiện chưa có phương pháp điều trị loại bỏ triệt để tác nhân gây bệnh.
U nhú dây thanh quản: nguyên nhân gây bệnh
Nguồn gốc là do virus HPV (Human Papilloma Virus), phổ biến nhất là chủng 6 và 11. Virus HPV có thể gây ra các tổn thương tương tự ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể ngoài thanh quản, như: âm đạo, tử cung,... Virus có thể lây truyền từ người sang người thông qua những tiếp xúc thân mật. Tuy nhiên, không phải cứ tiếp xúc với virus thì sẽ phát triển bệnh mà còn phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch của từng người.
Sau đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh u nhú thanh quản:
+ Bệnh thường phát hiện ở trẻ em, do mẹ (đã nhiễm HPV) truyền sang con qua đường sinh tự nhiên.
+ Dinh dưỡng kém
+ Suy giảm miễn dịch
Dấu hiệu, biểu hiện của bệnh u nhú thanh quản
Triệu chứng cơ năng dễ quan sát được
+ Khàn tiếng: Nhẹ, vừa, nặng, thậm chí là mất tiếng. Mức độ khàn tiếng sẽ tăng dần từ từ tùy theo độ lớn của khối u.
+ Viêm khi bội nhiễm: Khó thở thường gặp ở trẻ em. Do khối u sùi phát triển nhiều dẫn tới hẹp thanh môn. Nặng có thể lan xuống khí quản, phế quản thậm chí là nhu mô phổi.
Triệu chứng thực thể cần hỗ trợ dụng cụ y khoa
+ Ở người lớn: Thấy những khối u sùi có khi thành múi trên bề mặt dây thanh quản. U sùi thường thấy ở mặt trên và bờ tự do dây thanh quản.
+ Ở trẻ em: Nội soi thanh quản trực tiếp thấy u sùi thành khối, có hình dạng giống như quả dâu màu hồng hoặc sẫm, mọc rải rác trên dây thanh, thanh thiệt, băng thanh thất, sụn phễu.
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH U NHÚ THANH QUẢN HIỆN NAY
Phương pháp chẩn đoán xác định
Về lâm sàng
Triệu chứng khởi bệnh
+ Khàn tiếng.
+ Khó thở.
+ Triệu chứng khác: trẻ có thể còn có triệu chứng ho khan kéo dài, viêm phổi tái phát, sức khỏe suy yếu.
Triệu chứng lâm sàng
U nhú thanh quản ở trẻ em
+ Soi thanh quản: tổn thương u nhú hình dạng trái dâu, trải rộng hoặc có cuống, ở vị trí hai dây thanh hoặc ở toàn bộ thanh môn, đó là vị trí cố định của u nhú thanh quản. Nó thường lan xuống hạ thanh môn hoặc lan lên tiền đình thanh quản đến buồng thanh thất Morgani, hai băng thanh thất, mặt thanh quản của sụn thanh thiệt, khoảng liên phễu. Hai dây thanh không bao giờ mất di động. Khi khám tai mũi họng, chú ý tìm thêm u nhú ở amidan, màn hầu, đáy lưỡi, hốc mũi và hạ họng.
+ Cần chụp phim phổi thẳng để tìm u nhú ở phế quản, phổi; nội soi thanh thực quản để đánh giá độ lan tỏa của u nhú; sử dụng kính hiển vi phẫu thuật để đánh giá chi tiết mức độ thương tổn, thực hiện sinh thiết hoặc điều trị tại chỗ, kiểm soát sự chảy máu.
U nhú thanh quản ở người lớn
Phần nhiều u nhú ở người lớn là một khối u duy nhất và có bệnh cảnh khác với trẻ em, thường trong khoảng tuổi 40, đàn ông bị nhiều hơn đàn bà. Bệnh bắt đầu bằng triệu chứng khàn tiếng, sau đó là khó thở xuất hiện muộn sau một thời gian dài. Soi thanh quản: u là một khối màu trắng xám chiếm toàn bộ mép trước hay u là một khối nhỏ màu hồng mọc trên dây thanh hay nhô ra ngoài băng thanh thất.
Về cận lâm sàng
Phương pháp nội soi
Bằng ống nội soi thanh quản mềm (fibroscope), ống soi quang học (optique) hoặc ống soi hoạt nghiệm dây thanh (stroboscope) để đánh giá thương tổn ở dây thanh. Ngoài ra, có thể sử dụng ống soi khí phế quản cứng hoặc mềm để đánh giá tổn thương ở sâu hơn.
Thực hiện giải phẫu bệnh
+ Đại thể: là những khối sùi hình quả dâu tằm, hoặc hình súp-lơ nhiều nhánh màu trắng xám hoặc đỏ, rải rác hoặc tụ thành đám. Mỗi thành phần của đám sùi này gồm một trục mao mạch ở giữa bao quanh bởi mô liên kết. Tổ chức u nhú dễ chảy máu khi đụng vào, mềm, mủn do đó dễ tách ra và hít vào phổi khi ho hoặc hít sâu.
+ Vi thể: đây là một sự quá sản của biểu mô, mô liên kết và mạch máu. Sự phát triển này không bao giờ làm tổn thương lớp màng đáy. Sự khác nhau của u nhú thanh quản trẻ em và người lớn về mô học rất ít. Thường thì sừng hóa thấy nhiều ở người lớn, nhiều khi rất là diển hình, giống như mụn cóc ngoài da.
Phương pháp chẩn đoán phân biệt
Mỗi giai đoạn của bệnh có chẩn đoán phân biệt khác nhau. Chẩn đoán phân biệt qua triệu chứng chức năng:
Ở giai đoạn khàn tiếng
+ Phân biệt với viêm thanh quản xuất tiết, hạt dây thanh, polyp dây thanh, các bệnh nhiễm trùng gây phù nề dây thanh, liệt dây thần kinh hồi quy.
Ở giai đoạn khó thở cấp tính
+ Phân biệt với dị vật đường thở, bạch hầu, viêm thanh quản do sởi.
Ở giai đoạn khó thở mãn tính
+ Chẩn đoán phân biệt qua nội soi.
+ Lao thanh quản dạng chồi sùi.
+ Giang mai di truyền, thâm nhiễm dạng sùi.
+ Dị vật đường thở bỏ quên, kẹt vào hạ thanh môn hoặc băng thanh thất, bao bọc bởi khối sùi, đỏ và dễ chảy máu.
+ U hạt viêm do đặt nội khí quản lâu ngày hoặc sai kỹ thuật.
+ Cuối cùng, chẩn đoán xác định bao giở cũng phải dựa vào kết quả giải phẫu bệnh với hình ảnh đại thể và vi thể điển hình.
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH U NHÚ THANH QUẢN
Phương pháp phòng bệnh hiệu quả
+ Hiện chưa có phương pháp nào phòng bệnh một cách hiệu quả.
+ Chích ngừa với vaccin HPV đang được thử nghiệm và cho kết quả bước đầu khả quan.
Phương pháp phòng bệnh theo kinh nghiệm
+ Chị em chuẩn bị mang thai hay đang mang thai, nên khám và điều trị bệnh lý phụ khoa triệt để.
+ Trẻ khàn tiếng nên được soi thanh quản kiểm tra để phát hiện bệnh sớm và hướng dẫn liệu trình theo dõi và điều trị đúng cách.
+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.
+ Xây dựng thói quen tập thể dục mỗi ngày, rèn luyện sức khỏe, tăng sức đề kháng bản thân.
+ Cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, tránh tình trạng căng thẳng kéo dài, ít uống nước.
Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu trên tinh thần luôn giúp người bệnh tham khảo tốt hơn về thông tin liên quan u nhú thanh quản. Chuyên gia chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp, nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào. Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhá.