Vì sao cần phải khám lưỡi định kì?
Khi mắc phải các bệnh như ho, hắt hơi, sổ mũi, thì người bệnh hay đi khám tai mũi họng. Bộ phận lưỡi thường không được chú ý đến, ngoài bệnh nhiệt lưỡi do nhiệt trong người. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh giác ở lưỡi cũng có tiềm ẩn nhiều bệnh lý tìềm năng không thể xem thường. Cùng tìm hiểu thông tin Vì sao cần phải khám lưỡi định kì? để biết thêm kiến thức nhá!
SƠ NÉT THÔNG TIN VỀ LƯỠI
Đặc tính cơ bản của lưỡi
Về hình dạng
+ Có hình giống hình thang cân với đáy rộng và hẹp thon dần đến đầu lưỡi. Các rễ lưỡi gắn chặt vào hàm dưới, vào xương móng của khung xương sọ. Các mép rễ lưỡi có liên kết đến các thành của bộ phần hầu.
+ Ở giữa lưỡi có bề mặt trên cong tự nhiên, mặt dưới nhờ dải mô mỏng mà liên kết với sàn miệng ở hàm dưới.
Về độ linh hoạt
+ Khi không hoạt động ăn hay nói, lưỡi nằm gọn trong khoang miệng. Đầu lưỡi đặt ở chân răng cửa.
+ Nhờ các sợi cơ chạy dọc và chạy ngang mà lưỡi dễ dàng kết hợp với các cơ ở cổ, giúp đưa lưỡi ra trước hay cuốn vào trong.
Chức năng sinh lý
Chức năng vị giác
Lưỡi thực hiện một trong 5 giác quan cơ bản nhất của con người là vị giác. Với những mô vô cùng nhạy cảm với đắng, cay, ngọt, bùi,... mà lưỡi giúp não bộ nhận định được hương vị của món ăn.
Chức năng tiêu hóa
+ Lưỡi giúp linh động đưa thức ăn vào hàm nhai của răng, nghiền nát thức ăn đủ nhỏ để đưa xuống họng.
+ Ngoài ra, bộ phận này còn giúp viên tròn thức ăn trong miệng.
Chức năng ngôn ngữ
Phối hợp cùng răng và thanh quản, lưỡi giúp con người có thể phát ra các ngôn ngữ cụ thể, có thể điều chỉnh giọng lên xuống khi hát hoặc nhấn mạnh điều gì đó trong giao tiếp.
CÁC BỆNH LÝ VỀ LƯỠI CẦN CHÚ Ý
Như đã trình bày về cấu tạo và các chức năng vô cùng cần thiết của lưỡi, vì vậy, việc khám lưỡi định kì để đảm bảo sức khỏe của cơ quan này là vô cùng cần thiết. Không nên xem nhẹ, đến khi phát hiện bệnh thì điều trị không kịp. Sau đây là các bệnh lý mà lưỡi dễ mắc phải:
Bệnh viêm lưỡi: phổ biến nhất
Nguyên nhân mắc bệnh có thể là do vi khuẩn, nấm tấn công; hoặc là triệu chứng của một bệnh lý khác như thiếu máu ác tính, thiếu vitamin B, thiếu sắt, giang mai hoặc ung thư,...
VIêm lưỡi được chia thành 3 loại: cấp tính, mãn tính và viêm lưỡi teo (Hunter).
Triệu chứng: lưỡi đỏ, sưng to, nứt kẽ lưỡi, có mụn rộp trên bề mặt lưỡi, láng bóng hoặc trơn nhẫn, có dấu hiệu loét.
Người bệnh cần chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng thường xuyên và sạch sẽ. Đồng thời, đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tham khám kịp thời điều trị.
Viêm lưỡi di trú
Là tình trạng viêm lành tính của viêm lưỡi, vì nguyên nhân gây ra bệnh tương tự như viêm lưỡi. Bên cạnh đó, bệnh này có thêm yếu tố di truyền từ thế hệ trước.
Triệu chứng: lớp da trên lưỡi thường xuyên bong tróc, tự thay da khiến lưỡi đỏ ửng, có đau rát nhẹ, hoặc thậm chí trầy xước.
Bệnh lý này hoàn toàn có thể tự khỏi nếu người bệnh chú ý đến vấn đề vệ sinh thường xuyên và cẩn thận. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh không hút thuốc lá hay thuốc lá điện tử; không ăn thực phẩm có tính acid hoặc dùng kem đánh răng có tính tẩy trắng răng cao.
Viêm lưỡi bản đồ
Là một dạng viêm lưỡi lành tính. Nguyên nhân nguyên phát là do ăn các thực phẩm không vệ sinh, vi khuẩn tấn công tế bào lưỡi gây viêm. Nếu không xuất hiện loét thì bệnh lý này cũng không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt.
Triệu chứng: lưỡi xuất hiện những gờ hình ngoằn ngoèo như những đường vẽ trên bản đồ.
Cách điều trị bệnh: khám chuyên gia để được kê thuốc kháng sinh, giảm đau phù hợp. Kết hợp với vệ sinh khoa học, đúng phương pháp.
Bệnh loét lưỡi Apthae
Nguyên nhân gây loét Apthae có thể là do: di truyền, hút thuốc lá, chấn thương cơ học, thiếu máu, thay đổi nội tiết,…
Có thể phân chia loét apthae thành 3 thể theo kích thước, số lượng, thời gian vết loét:
+ Loét apthae nhỏ: số lượng một hoặc nhiều, kích thước dưới 5mm, trong 7-10 ngày sẽ lành, không để lại sẹo.
+ Loét apthae lớn: số lượng một hoặc nhiều, kích thước từ 1-3 cm, kéo dài tới 6 tuần, khi lành sẽ để lại sẹo.
+ Loét dạng herpes: số lượng 10-100 có kích thước 1-3mm, loét nông và dưới 7 ngày sẽ khỏi..
Triệu chứng: xuất hiện các vết loét ở mặt bụng lưỡi hay ở chóp lưỡi khiến bệnh nhân rất khó chịu và đau, ảnh hưởng đến chức năng nhai và phát âm. Loét tái phát nhiều lần sẽ khiến người bệnh sụt cân, lo lắng, chất lượng cuộc sống giảm sút.
Bệnh nhân mắc bệnh cần được điều trị theo đơn thuốc của chuyên gia có thể bôi tại chỗ hoặc uống toàn thân.
Lưỡi trắng - bệnh lý phổ biến ở lưỡi
Lưỡi trắng chủ yếu do thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt, mắc chứng hôi miệng, khô miệng, hay hút thuốc lá và uống rượu bia.
Triệu chứng: lưỡi không hồng tươi mà có màu trắng toàn bề mặt lưỡi do viêm nhiễm.
Bệnh nhân chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cạo lưỡi đều đặn, uống nhiều nước lọc và các loại nước hoa quả giúp sạch miệng.
Bệnh Ung thư lưỡi
Dạng ung thư thường gặp nhất ở miệng và lưỡi là ung thư tế bào vẩy. Ung thư có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như bạch sản hoặc cũng có thể không có triệu chứng gì.
Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính gây ung thư lưỡi. Các yếu tố nguy cơ được xem xét gồm:
+ Lạm dụng thuốc lá, rượu.
+ Ăn ít hoa quả, rau xanh.
+ Tiền sử trong gia đình có người từng bị ung thư lưỡi.
+ Đã từng bị ung thư ở bộ phận khác.
Cách điều trị ung thư cũng tùy giai đoạn của bệnh nhân mà chuyên gia áp dụng hóa trị, xạ trị hoặc phương pháp sinh học để giảm bớt dần các tế bào ung thư.
Trên đây là thông tin về Vì sao cần phải khám lưỡi định kì?. Các chuyên gia từ Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu mong muốn giúp người bệnh có góc nhìn rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu có bất kì điều gì cần trò chuyện, trao đổi, tư vấn từ phía chúng tôi. Hãy liên hệ ngay qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới nhá.