[TPHCM] Viêm dày dây thanh quản có nguy hiểm không?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Các bệnh lý thanh quản thông thường là do hoạt động dùng giọng nói nhiều hàng ngày gây ra. Viêm dày dây thanh quản là một trong số các bệnh lý thanh quản phổ biến. Viêm dày dây thanh quản có nguy hiểm không? Sau đây các chuyên gia sẽ phân tích trong bài viết.

VIÊM DÀY DÂY THANH QUẢN LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Mô tả viêm dày dây thanh quản

Thanh quản là gì?

+ Theo giải phẫu học, thanh quản là một đoạn của hệ hô hấp trên. Có vị trí nằm ngay dưới miệng hầu. Với nắp thanh quản giúp tách ra thành khí quản và thực quản.

+ Khi hô hấp, nắp thanh quản mở, để khí đi vào khí quản, lưu thông đến phổi, trao đổi khí và thở khí ra ngoài. Khi ăn uống, nắp thanh quản đóng lại, đồng thời các dây thanh khép chặt kín, góp phần giữ chặt nắp thanh quản đóng. Thức ăn được thuận lợi đến thực quản và xuống dạ dày.

+ Thanh quản tương ứng với đốt sống C2 - C3 ở trẻ em, và C2 - C6 ở người trưởn thành.

+ Cấu tạo thanh quản gồm: sụn thanh quản (sụn đơn và sụn kép) được nối với nhau gồm dây chằng (có dây thanh âm), khớp và các cơ.

Viêm dày dây thanh quản có nguy hiểm không?

Viêm dày dây thanh quản

+ Khi sử dụng lời nói nhiều trong cuộc sống hàng ngày như: giáo viên, MC, hoạt náo viên, ca sĩ. Các dây chằng thanh âm bị cọ xát liên tục, khiến cho dây thanh dần dày lên. Vì sao trong 8 loại dây chằng ở thanh quản thì chỉ ảnh hưởng dây chằng thanh âm? Dây thanh quản cần hiểu là dây chằng nào?

+ Thực tế, giọng nói được tạo ra và phát ra ngoài chủ yếu nhờ vào hoạt động của dây chằng thanh âm dưới. Hai dây này dễ dàng quan sát được khi nội soi thanh quản. Vì vậy, viêm dày dây thanh quản thực chất là xảy ra tình trạng viêm nhiễm ở dây chằng thanh âm dưới, khiến dây trở nên dày và không thể khép kín, tạo ra âm thanh trong trẻo.

Bệnh có nguy hiểm không? Ảnh hưởng ra sao?

+ Vì dây thanh quản không thể khép kín, nắp thanh môn bị hở, khiến cho hơi thoát ra tạo giọng nói không trọn vẹn. Người bị viêm dày dây thanh quản sẽ bị khàn tiếng, thậm chí tắt tiếng. Giai đoạn đầu là viêm cấp tính, nếu chú ý dưỡng giọng thì có thể nhanh khỏi. Khi bệnh trở nặng sẽ thành cấp tính và tái lại nhiều lần trong năm.

+ Đây là bệnh rất phổ biến trong cuộc sống. Nếu chỉ ở giai đoạn nhẹ thì hoàn toàn không nguy hiểm. Người bệnh chỉ gặp khó khăn trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Khó nói lớn và ca hát được.

+ Bệnh chuyển nặng là khi người bệnh chủ quan không chú ý bảo vệ sức khỏe. Đã có dấu hiệu giọng nói bị khản, nhưng vẫn nói, vẫn hát theo tần suất trước đó. Dây thanh bị viêm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi trùng tấn công, gây tổn hại bộ phận thanh quản. Không chỉ vậy, tình trạng viêm nhiễm còn nhanh chóng lây lan sang bộ phận lân cận. Thậm chí là ảnh hưởng đến toàn bộ hệ hô hấp trên như phổi, mũi, khí quản.

+ Do đó, khi người bệnh có các dấu hiệu trở nặng, cần đến thăm khám và nhận chỉ định từ chuyên gia tai mũi họng.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM DÀY DÂY THANH QUẢN

Dùng thuốc Tây điều trị - phương pháp nội khoa

Các loại thuốc được dùng phổ biến như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm - phù nề, viêm ngậm tại chỗ. Tuy nhiên, các chuyên gia tai mũi họng cũng khuyến cáo rằng: người bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị bệnh. Đặc biệt cẩn thận đối với loại thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh

+ Được dùng nhiều gồm: Amoxicillin và Cefpodoxime Proxetil.

+ Tác dụng: ức chế sự phát triển và dần loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

+ Lưu ý: mỗi loại kháng sinh chỉ phát huy tác dụng với một vài loại vi khuẩn cụ thể. Nếu lạm dụng, thuốc có thể loại bỏ cả lợi khuẩn, gây suy giảm hệ miễn dịch, mất sức đề kháng của cơ thể.

Thuốc chống viêm - phù nề

+ Dùng hoạt chất Corticoid (ở dạng hít) như: Solumedrol, Depersolon.

+ Tác dụng: hỗ trợ tiêu sưng, giảm phù nề do bệnh viêm dày dây thanh quản gây nên.

+ Tác dụng phụ: gây dị ứng, có tác động đến hệ tiêu hóa, tăng huyết áp, gan nếu lạm dụng.

Viên ngậm tại chỗ

+ Được dùng nhiều đó là: viêm ngậm kẽm, viêm ngậm vitamin C giúp tăng sức đề kháng.

+ Tác dụng: xoa dịu cơn đau ở cổ, ngứa rát cổ họng. Từ đó, giúp bệnh nhân nói chuyện dễ dàng hơn.

+ Lưu ý: viên ngậm chỉ có tác dụng xoa dịu, không giúp điều trị tận gốc tác nhân gây bệnh. Vì vậy, dùng nhiều sẽ dễ bị lệ thuộc thuốc. Việc lạm dụng viên ngậm dễ gây hen suyển, cơ địa dễ mẫn cảm ở phụ nữ trong thai kỳ, trẻ em.

Phương pháp điều trị viêm dày dây thanh quản

Thay đổi lối sống hàng ngày - phương pháp dinh dưỡng

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây, thì điều chỉnh lối sống hàng ngày cũng vô cùng quan trọng và cần thiết. Cụ thể:

+ Hạn chế sử dụng giọng nói trong sinh hoạt hàng ngày, không nói lớn tiếng.

+ Tránh xa các thực phẩm có vị cay, chua, thức uống lạnh.

+ Không dùng thực phẩm có chứa cồn, chất kích thích.

+ Đeo khẩu trang khi đi ra đường, tránh xa khói bụi. Đặc biệt là những nơi có nhiều khói thuốc lá.

+ Thường xuyên tập thể dục mỗi ngày để tăng sức đề kháng, tăng khả năng kháng bệnh của cơ thể.

Thông tin tham khảo về viêm dày dây thanh quản đã được tổng hợp, giải đáp về mức độ nguy hiểm của bệnh trong bài viết. Chúng tôi, các chuyên gia đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342