Viêm họng cấp có mủ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Một trong những bệnh lý thường gặp về đường hô hấp chính là bệnh viêm họng cấp có mủ. Căn bệnh này xuất hiện do sự tấn công của siêu vi khuẩn khiến cổ họng bị viêm nhiễm với nhiều lần bùng phát đột ngột và có mủ. Nếu như không kịp thời chữa viêm họng cấp có mủ, bệnh có khả năng lây lan gây nhiều khó khăn và biến chứng cho người bệnh.

Viêm họng cấp có mủ là gì?

Viêm họng cấp có mủ là gì?

Viêm họng cấp có mủ là gì?

Viêm họng cấp có mủ là tình trạng tổn thương, viêm ở tổ chức niêm mạc và dưới niêm mạc họng, gây mưng mủ. Tình trạng này thường gây đau rát, hơi thở có mùi hôi, cảm giác ngứa ngáy ở họng, khó nuốt, chán ăn, có thể sưng hạch ở hai bên, quan sát thấy các hạt màu trắng ở hai bên cổ họng …

Viêm họng cấp có mủ thường đi kèm với viêm mũi và viêm amidan do các tổ chức này nằm gần nhau. Bệnh xảy ra do vi khuẩn, virus lây qua đường hô hấp, phổ biến như virus cúm, sởi, vi khuẩn liên cầu A,… 

Đây là căn bệnh thường gặp, đặc biệt là thời điểm giao mùa và mùa lạnh như hiện nay. Bởi điều kiện thời tiết này rất thích hợp cho virus, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi phát triển. Đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt trẻ em do sức đề kháng còn kém nên dễ mắc bệnh và triệu chứng bệnh cũng nặng hơn so với người bình lớn.

Ngoài ra, viêm họng cấp có mủ cũng dễ lây lan từ người bệnh ra cộng đồng thông qua dịch tiết ở vùng mũi, họng, miệng mang theo vi khuẩn đi ra ngoài môi trường như: nước bọt, dịch tiết bắn qua giao tiếp, hắt hơi, ho, dịch mũi,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng cấp có mủ

Để sớm phát hiện bệnh và việc điều trị trở nên đơn giản, mọi người cần chú ý quan sát, khi thấy có những dấu hiệu dưới đây của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám:
- Ho: Dấu hiệu đầu tiên của viêm họng cấp có mủ là ho. Người bệnh thường ho nhiều, liên tục vào ban đêm. Những ngày đầu ho khan, sau chuyển sang ho có đờm (khi tình trạng bệnh nặng hơn). Người bệnh nên chú ý để phân biệt với các bệnh về ho khác như ho khan, ho có đờm.
- Ngứa họng: Đây là dấu hiệu bệnh tiếp theo sau ho. Tình trạng ngứa họng ngày càng nặng hơn do việc hình thành mủ ở bên trong. Việc ngứa ngáy, khó chịu khiến người bệnh càng muốn ho hoặc khạc nhổ để giảm ngứa. Việc cố tình ho khan sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc nghiêm trọng, bệnh lâu khỏi.
- Đau rát họng: Khi bị viêm họng cấp có mủ, người bệnh sẽ luôn cảm thấy khô họng, đau rát họng. Việc ăn uống sẽ trở nên khó khăn, biểu hiện rõ nhất là lúc nuốt thức ăn hay thậm chí là khi uống nước và nuốt nước miếng. 
- Sốt: Tùy vào từng cơ thể của người bệnh, có thể sốt nhẹ hoặc sốt trên 39 độ C.
Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như là hắt hơi, sổ mũi, hơi thở có mùi hôi, khạc đờm ra có mủ màu trắng, vàng hoặc xanh kèm theo.

Điều gì sẽ xảy ra nếu không chữa viêm họng cấp có mủ kịp thời?

Đa phần bệnh viêm họng cấp có mủ thường không nghiêm trọng. Chúng chỉ gây ra một số phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu như không chữa bệnh kịp thời có thể gây nhiều biến chứng như sau:
- Biến chứng viêm họng cấp có mủ tại chỗ: Như áp xe, hiện tượng viêm tấy quanh amidan, quanh họng khiến việc điều trị khó khăn hơn. Người bệnh có thể phải đi cắt amidan để việc điều trị dễ dàng hơn.
- Biến chứng dễ xảy ra của viêm họng mủ: Ổ viêm nhiễm ở trong cổ họng có thể khiến virus, vi khuẩn lây lan qua những vùng lân cận khác như tai, mũi, phổi. Từ đó gây ra bệnh viêm tai giữa, viêm xoang và thậm chí là viêm phổi.
- Biến chứng có thể xảy ra của viêm họng mủ: Nếu như chủ quan không chữa viêm họng cấp có mủ, bệnh có thể gây nên những căn bệnh về thấp khớp, tim mạch hoặc là viêm cầu thận cấp. Chúng là những biến chứng nguy hiểm ít người có thể ngờ tới.

Phương pháp điều trị viêm họng cấp có mủ hiệu quả

Đa phần người bị bệnh viêm họng cấp có mủ không cần xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh hoặc khi chưa có kết quả xét nghiệm xác định do vi khuẩn hay virus, chuyên gia chủ yếu đều cho điều trị như viêm họng cấp do liên cầu khuẩn gây ra. Để điều trị bệnh kháng sinh giữ vai trò quan trọng, trong đó kháng sinh nhóm beta lactam là phổ biến, ngoài ra còn có cephalexin, amoxicilin,…

Phương pháp điều trị viêm họng cấp có mủ hiệu quả

Phương pháp điều trị viêm họng cấp có mủ hiệu quả

Tùy vào tác nhân gây bệnh, chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị tương ứng. Kháng sinh chỉ được dùng trong trường hợp bội nhiễm, tác nhân do virus và vi khuẩn. Việc sử dụng thuốc bắt buộc phải tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia, tuyệt đối người bệnh không được tự ý sử dụng hoặc tăng giảm liều lượng thuốc, uống không đủ hoặc là không đúng liệu trình.

Dưới đây là một số liều dùng kháng sinh mọi người có thể tham khảo:

Penicillin V

Đây là loại kháng sinh đường uống, thường được dùng không chỉ trong trường hợp viêm họng cấp có mủ mà hầu hết các trường hợp viêm họng đều sử dụng được. Nên uống thuốc trước ăn 30 phút – 1 tiếng, hoặc là sau ăn 2 tiếng trong tình trạng bụng đói. Cần liệu trình sử dụng thuốc Penicilin kéo dài trong 10 ngày để điều trị viêm họng cấp có mủ.

Amoxicillin

Amoxicillin là loại thuốc kháng sinh uống thay thế cho thuốc Penicillin V. Khác với Penicillin V, thuốc Amoxicillin có thể uống luôn trong bữa ăn.

Penicillin chậm

Khi bị viêm họng cấp có mủ, người bệnh có thể sử dụng Penicillin chậm loại Benzathine-Penicillin G để điều trị. Đối với trẻ em dưới 30kg nên sử dụng loại 600.000 UI, trẻ trên 30kg sử dụng loại 1,2 triệu UI và loại 2,4 triệu UI với người lớn.

Cephalosporin thế hệ 1 hoặc là Penicillin A

Hai loại kháng sinh này được điều trị với số lượng như nhau, và cũng cần đủ liệu trình 10 ngày. Nếu như người bệnh dị ứng với penicilin, có thể dùng nhóm macrolid thay thế, liệu trình từ 5 - 7 ngày. 

Ngoài thuốc kháng sinh, người bệnh khi bị viêm họng cấp có mủ cũng có thể sử dụng các loại thuốc như paracetamol, aspirin để làm giảm các triệu chứng. Không nên lạm dụng các loại thuốc này tuy có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng nhưng dễ gây viêm loét dạ dày, tá tràng và không có tác dụng chữa bệnh một cách căn bản. 

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng nên súc họng bằng nước muối, nước súc họng hoặc khí dung họng. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là vitamin C và vitamin B1 để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

Thông thường, sau 3-5 ngày điều trị, các triệu chứng sẽ thuyên giảm cơ bản hoặc là biến mất hoàn toàn, tuy nhiên người bệnh vẫn phải dùng đủ liều kháng sinh để tránh tái phát.

Cách phòng tránh bệnh viêm họng cấp có mủ

Cách phòng tránh bệnh viêm họng cấp có mủ

Cách phòng tránh bệnh viêm họng cấp có mủ

Bệnh viêm họng cấp có mủ là bệnh có khả năng lây lan qua đường nước bọt hoặc dịch mũi. Chính vì vậy, mọi người cần có một số biện pháp phòng tránh căn bệnh này:
- Đồ dùng sinh hoạt chung với người đang bị viêm họng cấp có mủ không được sử dụng như khăn mặt, bàn chải đánh răng, bát đũa,…
- Vệ sinh nhà sạch sẽ thường xuyên, thông thoáng, tránh bụi bẩn, nấm mốc,…
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường để bảo vệ cho đường hô hấp
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá, cafe, rượu, bia…
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu vitamin kết hợp với chế độ luyện tập để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Không nên quá lạm dụng các thực phẩm cay lạnh và luôn giữ ấm cơ thể.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Nếu như thường xuyên bị viêm họng, hãy tập thói quen súc miệng bằng nước muối ấm vào mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ…

Hy vọng rằng bài viết viêm họng cấp có mủ và phương pháp điều trị hiệu quả mang lại nhiều thông tin bổ ích cho mọi người. Chúng tôi, các chuyên gia tai mũi họng HCM luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành để giải đáp các vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342