Viêm họng do liên cầu khuẩn là gì? Hướng dẫn điều trị

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Thời tiết chuyển mùa hoặc môi trường bụi bẩn, hay hoạt động thanh quản nhiều đều khiến cơ thể dễ bị viêm họng, viêm amidan do sự phát triển của liên cầu khuẩn - Streptococcus. Viêm họng do liên cầu khuẩn là gì? Hướng dẫn điều trị sẽ nêu chi tiết, cụ thể cho người đọc tham khảo.

VIÊM HỌNG DO LIÊN CẦU KHUẨN: ĐIỀU CẦN BIẾT

Bệnh lý Viêm họng do liên cầu khuẩn là gì?

Là tình trạng cổ họng xuất hiện chứng đau rát khó chịu. Nguyên nhân là do sự phát triển của vi khuẩn Streptococcus Pyogenes (hay liên cầu khuẩn nhóm A) gây nên. Theo y học nhận định, triệu chứng của liên cầu khuẩn gây ra thường nghiêm trọng hơn so với viêm họng do virus. Vì:

+ Liên cầu khuẩn thường trú ở đường mũi và họng. Nên khi người bệnh ho, hắt hơi, hay sổ mũi đều có thể phát tán ra môi trường xung quanh, dễ lây nhiễm cho người khác.

+ Nếu người bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A không điều trị sớm, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Thời gian lây nhiễm cho người xung quanh, kể từ lúc người có dấu hiệu bệnh, có thể kéo dài đến 3 tuần.

+ Bất kể đối tượng người lớn hay trẻ em đều có nguy cơ mắc viêm họng liên cầu khuẩn.

Lưu ý:

+ Đối tượng phổ biến nhất dễ mắc bệnh này là trẻ em, cụ thể độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi.

+ Vì vậy, cần dạy và rèn luyện thói quen cho trẻ nhỏ có thói quen rửa tay là rất cần thiết. Điều này giúp giảm khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm.

Viêm họng do liên cầu khuẩn: Điều cần biết

Biến chứng từ viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A

Trong các loại viêm họng phân loại theo nguyên nhân, thì viêm họng do liên cầu khuẩn Streptococcus được đánh giá là nặng, nghiêm trọng hơn hết. Nếu người bệnh không được can thiệp, điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể mắc phải các biến chứng cụ thể như:

+ Nhiễm trùng lây lan sang viêm amidan, hoặc viêm tai, da, các vùng xoang, và thậm chí là máu.

+ Sốt thấp khớp có thể dẫn tới đau khớp và viêm, phát ban thậm chí làm tổn hại cho van tim.

+ Streptococcus nhiễm trùng có nguy cơ gây ra bệnh ban đỏ - một căn bệnh đặc trưng bởi phát ban, viêm thận.

+ Đặc biệt, Streptococcus còn gây ra sốt thấp khớp. Đây là điều kiện nguy hiểm gây biến chứng ở tim, khớp, thần kinh đến suốt đời.

Dấu hiệu, triệu chứng cụ thể của bệnh

+ Đau họng, khó nuốt, sốt cao.

+ Đau đầu khó chịu, có trường hợp phát ban.

+ Amidal sưng đỏ, đôi khi có đốm trắng hoặc vệt mủ.

+ Những đóm đỏ nhỏ ở vòm miệng, khẩu cứng thành sau họng.

+ Hạch cổ xuất hiện và gây sưng đau.

+ Đau dạ dày, nôn ói khó cầm. Đặc biệt dễ xảy ra ở trẻ em.

+ Suy nhược cơ thể.

KHI NÀO NGƯỜI BỆNH CẦN ĐI KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ?

+ Đau họng dữ dội, hạch cổ sưng to, kéo dài hơn 48 giờ.

+ Sốt cao trên 38,5 độ, kéo dài hơn 48 giờ. Không giảm, không đáp ứng thuốc hạ sốt.

+ Đau họng kèm triệu chứng phát ban.

+ Khó thở, khó nuốt nước miếng xuống họng.

+ Không suy giảm hay cải thiện tình trạng, sau khi dùng kháng sinh điều trị Streptococcus trong 48 giờ.

+ Xuất hiện dấu hiệu sốt hoặc sưng đau khớp, khó thở hoặc phát ban sau 3 tuần điều trị.

+ Nước tiểu có màu xá xị sau 1 tuần nhiễm Streptococcus.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG TRÁNH HIỆU QUẢ

Phương pháp nội khoa - dùng thuốc điều trị

Thuốc kháng sinh

Dùng Hoạt chất Penicillin

+ Thuốc này có thể được bằng cách tiêm vào một số trường hợp như: là trẻ con, những người đang có một thời gian khó nuốt hoặc nôn mửa từ viêm họng.

Dùng hoạt chất Amoxicillin

+ Thuốc này trong cùng một loại như penicillin, nhưng thường là một lựa chọn ưa thích dành cho trẻ em vì nó có vị tốt hơn và có sẵn như là viên.

Dùng hoạt chất Cephalosporin

+ Nếu như người bệnh bị dị ứng với penicillin, chuyên gia có thể có thể kê một cephalosporin như cephalexin (KEFLEX); Erythromycin; Azithromycin (Zithromax).

Thuốc giảm triệu chứng

+ Dùng hoạt chất Ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác).

+ Dùng hoạt chất Acetaminophen (Tylenol, những loại khác). Lưu ý, cần thận trọng với acetaminophen, bởi các nguy cơ của hội chứng Reye - một bệnh có khả năng đe dọa tính mạng.

+ Không được dùng Aspirin cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

Phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A

Phương pháp thay đổi lối sống, thói quen

Trong các phương pháp điều trị, ngoài nội khoa và ngoại khoa, việc rèn luyện các lối sống lành mạnh luôn hỗ trợ tích cực, cải thiện, giảm nhanh các triệu chứng bệnh lý. Với viêm họng do liên cầu khuẩn cũng vậy, cụ thể:

+ Nghỉ ngơi, ngủ nghỉ đủ giấc để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống vi khuẩn nhóm A tốt hơn.

+ Khi bị bệnh, hãy ở nhà cho đến khi không còn dấu hiệu của sốt, các triệu chứng cũng suy giảm đáng kể. Đặc biệt, đã hoàn thành tối thiểu 24 giờ điều trị kháng sinh.

+ Uống nhiều nước mỗi ngày. Điều này giúp giữ họng được ẩm, giảm bớt khi nuốt.

+ Ăn các thức ăn nhẹ nhàng, dễ nuốt như: nước canh, súp, nấu chín ngũ cốc, khoai tây nghiền, táo xay, trái cây ngọt và trứng chín mềm.

+ Lưu ý không dùng các loại thực phẩm nhiều gia vị hoặc có tính axit như nước cam, nước chanh.

+ Súc miệng bằng nước muối ấm. Đối với trẻ lớn và người lớn, súc miệng nhiều lần trong ngày có thể giúp giảm đau cổ họng.

+ Không hút thuốc lá. Vì chất trong khói thuốc có thể gây đau họng và tăng khả năng nhiễm trùng như viêm amidan.

Mọi thông tin về viêm họng do liên cầu khuẩn chỉ mang tính chất tham khảo. Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu luôn sẵn sàng giải đáp vấn đề sức khỏe với người bệnh. Hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết thêm nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342