Bạn đã biết cách chữa viêm họng hạt tại nhà chưa?

Đánh giá:
Đánh giá
Điểm trung bình: 0/5 (0 lượt đánh giá)
Thu gọn danh mục
Danh mục bài viết

Viêm họng hạt là khi người bệnh có dấu hiệu xuất hiện các hạt trong vòm họng. Điều này gây khó khăn trong ăn uống, cũng như nuốt nước bọt. Nếu để viêm lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bạn đã biết cách chữa viêm họng hạt tại nhà chưa? sẽ giúp người đọc có thêm các phương pháp chữa bệnh này cực kì hiệu quả tại nhà!

CÁCH NHẬN BIẾT BẢN THÂN BỊ VIÊM HỌNG HẠT

Viêm họng hạt là gì?

Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính quá phát. Viêm họng hạt tiếng anh là “adenoids”. Bệnh này thường gặp ở người trưởng thành.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tại nước ta, có khoảng 80% người mắc các bệnh lý về họng, trong đó có 45% bị viêm họng hạt. Đây là căn bệnh có mức độ phổ biến cao. Tuy không quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng viêm họng hạt thường dai dẳng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết: tại vùng vòm họng sẽ xuất hiện hàng loạt các hạt Lympho gây ra những triệu chứng khó chịu, kéo dài.

Hạt Lympho có trong tế bào bạch cầu. Cụ thể, bạch cầu được chia làm nhiều loại như bạch cầu đơn nhân, tế bào lympho, bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, ái kiềm và đại thực bào. Chức năng của bạch cầu nói chung và hạt Lympho nói riêng ở vòm họng là giúp cơ thể chống chọi lại các vi khuẩn, virus tấn công vào họng.

Khi bị viêm nhiễm quá lâu, các mô lympho tại vùng họng phải làm việc liên tục để chống chọi lại tác nhân gây bệnh. Dần dần sẽ phình to thành các hạt có kích thước nhỏ như đầu đinh ghim hoặc to như hạt đậu.

Viêm họng hạt là bệnh gì?

Hình ảnh của bệnh viêm họng hạt

Ở điều kiện khỏe mạnh, vùng họng có lớp niêm mạc và biểu mô hồng đều, trơn láng và sạch sẽ. Đối với các loại viêm họng hạt, nếu người bệnh quan sát kĩ sẽ nhận biết được tình trạng viêm họng của bản thân. Cụ thể:

Viêm họng hạt mãn tính

Niêm mạc họng sưng đỏ, thành họng dày hơn và xuất hiện nhiều hạt lympho.

Viêm họng hạt do virus

Khắp vùng họng và amidan sưng đỏ, tấy, có một lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc họng, một số điểm bị xung huyết và phù nề.

Viêm họng hạt do trực khuẩn Klebs – Loeffler

Bên cạnh các biểu hiện đặc trưng của viêm họng hạt như niêm mạc họng sưng, tấy, đỏ, phù nề kèm xuất hiện các hạt thì trong họng còn hình thành các mảng màu trắng sữa hoặc xám.

Viêm họng hạt do liên cầu khuẩn

Họng đỏ, amidan sưng, các hạt nổi lên cùng một số đốm trắng và ổ mủ hình thành trong vòm họng.

TOP 5 CÁCH CHỮA VIÊM HỌNG HẠT TẠI NHÀ DỄ LÀM

Kết hợp mật ong và chanh kháng viêm hiệu quả

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu cổ họng rất tốt. Bên cạnh đó, mật ong còn chứa nhiều acid amin cùng các chất chống oxy hóa. Chúng giúp nâng cao hệ miễn dịch và có khả năng ức chế hoạt động của nhiều loại virus và vi khuẩn có hại.

Thêm vào đó, chanh lại rất dồi dào vitamin C và các khoáng chất. Các thành phần này giúp làm loãng dịch đờm, làm giảm cơn ho và cải thiện khả năng miễn dịch tự nhiên cho cơ thể.

Uống trà mật ong chanh có tác dụng làm dịu niêm mạc họng và giảm sưng đau

Cách thực hiện:

+ Chuẩn bị nửa quả chanh tươi và 03 thìa cà phê mật ong nguyên chất.

+ Vắt chanh lấy nước cốt rồi cho thêm 200ml nước ấm.

+ Sau đó thêm mật ong vào khuấy đều lên và uống khi trà còn ấm.

+ Trà mật ong chanh có khả năng kháng viêm cực kì tốt, dùng được cho mọi đối tượng. Nếu dùng cho trẻ em, nên thay thế chanh bằng cam. Bởi cam giúp làm giảm vị đắng và chua, trẻ sẽ dễ uống hơn.

Chữa viêm họng hạt tại nhà bằng gừng tươi

Thuộc tính gừng có vị cay nồng, tính ấm, vì vậy thường dùng kèm với các loại đồ ăn có tính hàn. Mục đích là để kích thích vị giác và hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy.

Theo thống kê y học, gừng tươi còn chứa lượng lớn hợp chất Gingerol có tác dụng kháng virus RSV, chống oxy hóa và chống viêm rất mạnh mẽ. Vì vậy, dùng gừng sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt gây ra.

Gừng sẽ giúp làm ấm cổ họng, giảm đau rát và giảm ho,... Đặc biệt, mẹo này có hiệu quả với người có viêm họng tái phát vào mùa lạnh đến đột ngột hoặc dùng nhiều thức uồng lạnh.

Cách thực hiện:

+ Rửa sạch củ gừng tươi rồi cạo vỏ sạch sẽ.

+ Sau đó thái gừng thành nhiều lát mỏng.

+ Dùng ngậm và nhai trực tiếp để tinh dầu từ gừng thẩm thấu vào niêm mạc họng.

+ Ngoài ra có thể uống trà gừng hay kết hợp gừng với đường phèn, mật ong..

Dùng gừng tươi để điều trị bệnh viêm họng hạt hiệu quả tại nhà

Bài thuốc dân gian chữa viêm tại nhà bằng vỏ quýt

Vỏ quýt còn được gọi là trần bì. Vị thuốc này xuất hiện nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp. Vỏ quýt có tác dụng long đờm, làm giảm ho và ấm phổi. Ngoài ra, nhiều thành phần trong vỏ quýt còn có tác dụng ức chế trực khuẩn dung huyết, ái huyết, tụ cầu khuẩn, kháng viêm, khử đờm và chống dị ứng.

Chữa viêm họng hạt bằng vỏ quýt có thể cải thiện nhiều triệu chứng của bệnh. Bao gồm đau và vướng nghẹn họng, khàn tiếng, ho... Ngoài ra, mẹo đơn giản này còn hỗ trợ khai thông đường thở, cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.

Cách thực hiện:

+ Chuẩn bị phần vỏ của 2 quả quýt đem đi rửa sạch và để ráo

+ Cắt vỏ quýt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào chén.

+ Thêm vào 3 thìa cà phê mật ong nguyên chất

+ Đem đi chưng cách thủy khoảng 10 phút rồi chờ nguội và ăn cả nước lẫn cái

+ Vỏ quýt chưng mật ong giúp làm giảm đau và vướng nghẹn họng, khàn tiếng, ho...

Dùng hành tây - Cách chữa viêm họng hạt ít ai biết

Trong củ hành, người ta tìm ra hơn 25 thành phần chống oxy hóa giúp làm giảm sưng viêm và nâng cao sức khỏe miễn dịch.

Hành tây có tác dụng ức chế và kiểm soát hoạt động của một số loại hại khuẩn thường gặp. Áp dụng mẹo chữa này thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ bội nhiễm đường hô hấp. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lây lan rộng.

Cách thực hiện:

+ Rửa sạch củ hành và thái thành 4 phần, cùng 1 ít đường phèn.

+ Đem hấp cách thủy trong vòng 15 phút.

+ Chắt lấy nước uống khi còn ấm giúp làm dịu cổ họng và cải thiện các triệu chứng.

+ Áp dụng mẹo chữa này 2 - 3 lần/ ngày trong liên tục vài ngày.

Tỏi giúp kháng viêm họng cực kì công hiệu

Tỏi là nguyên liệu có đặc tính kháng sinh mạnh nên được dùng phổ biến để chữa các bệnh đường hô hấp. Điển hình như bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng hạt, viêm thanh quản hay viêm amidan.

Hoạt chất allicin dồi dào trong tỏi có công dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus và nấm mốc có hại trong khoang miệng. Ngoài ra tỏi còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Ngoài giúp làm giảm sưng viêm cổ họng thì còn giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Cách thực hiện:

Cách 1: Ngâm tỏi trực tiếp

Chuẩn bị 1 - 2 tép tỏi đem bóc vỏ rồi thái lát. Ngậm trực tiếp cho đến khi tỏi hết vị cay nồng. Nên thực hiện 3 - 4 lần/ ngày trong vòng 3 - 5 ngày liên tục.

Cách 2: Ăn tỏi chín

Cho vài tép tỏi lên bếp nướng chín. Sau đó bóc sạch vỏ rồi ăn trực tiếp. Ăn liên tục khoảng 4 - 5 tép/ ngày trong vòng vài ngày.

Cách 3: Dùng tỏi để xông

Đem đập dập vài tép tỏi tươi. Sau đó cho vào tô nước sôi khuấy đều rồi xông mũi họng. Hơi nước chứa tinh chất tỏi có tác dụng làm dịu niêm mạc mũi họng. Đồng thời dẫn lưu dịch tiết hô hấp, làm loãng dịch đờm và ức chế nhiễm trùng.

Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu hi vọng Bạn đã biết cách chữa viêm họng hạt tại nhà chưa? sẽ giúp người bệnh có thêm hiểu biết, lựa chọn tốt hơn địa chỉ khám bệnh cho bản thân và gia đình. Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất kì điều gì cần trò chuyện, trao đổi, tư vấn từ phía chúng tôi. Hãy liên hệ ngay qua hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

SỐ NGƯỜI TƯ VẤN
342
TƯ VẤN ĐIỆN THOẠI
342
TƯ VẤN ONLINE
342
ĐẶT HẸN KHÁM
342